phủ riêng cũng lộng lẫy như vương phủ, có quan văn, có quan võ, có quân
hầu nhất nhất như bên phủ chúa, chỉ có khác một điều là người trong phủ
thế tử phải nhường bước cho người bên phủ chúa. Khi chúa mất, thế tử lên
thay lấy người của mình vào làm thủ tục, chỉ đặc biệt giữ lại ít người thông
minh và từng trải đã giúp việc tiên chúa.
Nếu chúa Trịnh kết hôn thì bà chính phi được mệnh danh là “Quốc mẫu”
vì bao giờ bà cũng trong dòng dõi nhà vua và được coi sóc các bà thứ. Chỉ
lập Quốc mẫu vào những năm cuối cùng khi nào chúa không còn hy vọng
sinh con nữa; các bà thứ thì nhiều lắm vì có khi trước năm mười tám tuổi
các chúa đã lấy vợ rồi, không hạn chế, ba trăm, năm trăm tùy theo sở thích
của các chúa.
Trong sự chọn lựa các bà thứ, các nàng hầu thì sắc đẹp không được chú
trọng bằng tài múa, hát, chơi âm nhạc hoặc khéo biết cách làm vui lòng
chúa. Người nào sinh con giai đầu tiên trước cả các người khác, được coi
như là bà chính thê từ ngày con mình được nhận làm thế tử và được chiều
mến hơn bà chính phi, được tôn trọng cũng gần bằng bà chính phi. Các bà
khác, ai sinh con gởi chúa, được gọi là đức bà, con giai (trừ thế tử) là đức
ông, con gái là bà chúa. Các anh em giai, chị em gái của chúa cũng được
tôn gọi như thế; nhưng con cháu các ông, các bà thì không, chỉ trừ có con
cháu của người con giai trưởng.
Chắc chắn là chúa cho con cháu dư lương bổng chi dùng nhưng chỉ trích
tiền kho cấp cho anh em ngài vừa đủ hay thiếu tùy theo ý ngài, cháu chắt
càng xa càng được ít, đến đời thứ tư hay thứ năm thì đừng trông đợi gì nữa
cả.
Chúa (Định Vương Trịnh Căn) có nhiều anh em, chị em nhưng đối với
họ không có nhiều độ lượng, có lẽ vì tính chúa nghi ngờ và tạng chúa suy
nhược. Các tiên chúa thì hành động khác, cho các em tham dự vào chính
sự, phong cho làm tiết chế chưởng phủ hay trấn thủ, giao cho họ coi giữ
nhiều quan và dùng họ vào những địa vị xứng đáng.