Ông Nguyễn Văn Chí năm nay vừa vào tuổi sáu lăm. Cao một mét bảy
mươi hai. Vóc hình cân đối. Da dẻ săn seo. Xương xẩu gồ ghề. Cơ bắp rắn
đanh, chân tay mình mẩy nổi cục nổi hòn toàn đầu mấu, va đâu cũng chẳng
biết đau. Mặt hình quả trám, ông có đôi lưỡng quyền lộ cốt nhô cao. Đặc
điểm dễ nhận là vẻ hồn nhiên cố hữu hiển hiện ở đôi tai vểnh tròn như cái
lá mít tuổi thơ và cái trán tóc bò liếm. Thêm cái mũ lá cọ sờn buột vành.
Đôi chân mốc mác xỏ trong đôi giày cao cổ da trâu. Và cái xắc cốt giả da
đỏ quạch màu quết trầu gắn bên sườn. Thì các họa sĩ chỉ cần thêm vài nét
dọc ngang nữa là có thể hoàn thành bức chân dung một con người cổ giả
của nửa thế kỷ trước, lúc Cách mạng tháng Tám năm 1945 mới thành công.
Cũ kỹ, kham khổ, ham mê lang bạt, ưa thích phiêu lưu và gan góc, thậm chí
bạo tợn, toát ra từ ông là những phẩm cách ấy.
Ông Chí sinh năm Ngọ. Khí chất người có tuổi ngựa hiển nhiên là ưa
động chứ không thích tĩnh. Lại thêm, xét về mặt phong thủy, quê hương
làng Phù Lưu, huyện Mỹ Đoán, tinh Hà Tây của ông, tọa lạc trên thế đất
Mậu Ngọ nên tung hoành dọc ngang phỉ chí nam nhi vốn là cốt cách định
mệnh, chẳng riêng gì cho ông. Chúng ta là những hạt giống được ngọn gió
cách mạng thổi đi mọi phương trời. Đó là một tứ thơ của Nguyễn Đình Thi.
Ấy thế, ám quẻ, phụ họa, điểm tô, chắp cánh, kích động tính cách của ông
Chí, ngẫm ra cũng không thể không tính đến ảnh hưởng mang tính chi phối
của ngọn gió cách mạng? Chưa kể, ngôi làng ông trước cuộc Cách mạng
tháng Tám năm 1945 long trời lở đất, xoay chuyển cả cục diện thế gian,
vốn là một làng nghề chuyên dệt hàng cao cấp, và dân làng ở đây không ít
kẻ đã quen thuộc với cuộc sống nơi thương trường, nhiều anh chị đã từng
lên xe xuống tầu đem sản phẩm đi bán tận Tân Gia Ba, Sài Gòn. Hiển nhiên
vùng quê trú ngụ những con người bán nông bán thương, am hiểu kỹ thuật
này đã trở thành nơi yếu địa, thành ra rất dễ hiểu, khi chính quyển cấp
huyện thời còn mồ ma thực dân phong kiến đã quyết định đóng nhiệm sở
tại đây. Bộ máy quyển lực nơi đây khá hùng hậu. Dưới quyền một quan tri