sẽ chẳng có nội dung gì cả. Chả nên khắt khe với ông. Chỉ có điều đáng
buồn là khi đã ra khỏi guồng máy rồi thì ông coi như đã bị loại thải, chẳng
còn có cơ hội thi thố tài năng và biểu hiện cái bản thể đã được hình thành,
ngoài những công việc lặt vặt ở khu tập thể cơ quan, nơi ông tá túc những
ngày đã về hưu. Vâng, những việc lặt vặt bàn cả đời không hết. Như
chuyện dạy dỗ con trẻ, phòng chống mất cắp, giữ gìn an toàn trật tự vệ
sinh, xây dựng gia đình văn hóa mới...
Ông Tương Bằng nổi lên như một nhân vật quan trọng số một trong
những cuộc họp dân phố bàn bạc những chuyện lặt vặt ấy. Ông đến sớm.
Ngồi ở hàng ghế trên. Bao giờ ông cũng là người phát ngôn đầu tiên. Và
không chỉ nói một lần. Ông nói như lâu nay bị triệt khẩu. Giọng the thé và
quyết đoán. Lại kèm các động tác vung tay, đảo mắt, đánh vai, lắc đầu. Ông
sống lại trong các hồi ức một thời chuyên đứng trên các bục diễn giảng, hô
hào, cổ động, đọc diễn văn. Mê man trong hoài niệm, nên mặc dấu cử tọa
chỉ là các bà nội trợ, ngồi nghe mà tâm trí để hết vào chuyện chợ búa, giá
cả hoặc đường kim đan len... và chỉ là một đề tài cỏn con như việc cấm để
chó thả rông, hoặc việc xích mích giữa hai hộ trong việc tranh nhau hứng
nước máy, ông cũng tràng giang đại hải, cao đàm khoát luận cả nửa tiếng
đồng hổ. Gặp phải cuộc họp có anh thích đùa dai, nó vờ vịt phản đối ông,
hăng tiết lên, ông lại tiếp tục hùng hồn một cách không đúng chỗ, không
biết là mình đang làm trò cười cho thiên hạ.
Quán tính suy cho cùng cũng là một sức mạnh tối tăm. Tính ái kỷ lại
là sức mạnh truyền thống của những kẻ quen hoạt động trong phong trào.
Và chỉ cần quá đà một chút là họ đã trở thành một kẻ dị dạng, một ca bệnh
lý tâm thần, một bức tranh biếm họa tự vẽ mà không biết.
Khổ thân ông Tương Bằng, người bạn cao niên sống cùng một căn
buồng với tôi. Ông Tương Bằng ơi! Lý thuyết nhân sinh đang phổ biến
quan niệm rằng: đời người nên chia làm ba giai đoạn. Từ lên một đến tuổi
hăm nhăm là thời kỳ tích lũy dục vọng. Từ hăm nhăm đến ngũ tuần là giai