XA XÔI THÔN NGỰA GIÀ - Trang 44

- Cậu Thược ơi...

Rưng rưng trong thương cảm, tôi cúi xuống bên ông già. Và nhận ra,

những tàn lực cuối cùng đã bừng dậy trong tiếng nói phản tỉnh nức nở, đẫm
vẻ hoang mang của ông:

- Cậu Thược ơi! Cả một đời hoạt động cách mạng, tôi không làm điều

gì sai trái với lương tâm đạo đức. Vậy mà tôi đã làm hại chính vợ con
mình. Nhưng mà cậu có hiểu cho tôi không? Tình thế lúc ấy phải làm vậy.
Phải làm vậy, vì chẳng lẽ lại đùn đẩy cái gian khó, hiểm nguy cho người
khác. Cậu có thông cảm cho tôi không? Ơ kìa tại sao cậu không nói? Tại
sao lại im vắng thế? Cái loa đâu, tại sao nó không kêu? Cậu nối dây loa đi,
cậu Thược...

Không thể ngờ, đó lại là những câu nói cuối cùng của ông Tương

Bằng. Ông rơi vào cơn hôn mê sâu ngay sau khi nói những lời trên. Tôi vội
gọi xe cấp cứu, nhưng vào đến bệnh viện, một tiếng sau thì ông mất. Bệnh
án ghi, ông bị đột tử vì nhồi máu cơ tim.

Đám tang ông lèo tèo vài chục bạn bè đồng nghiệp. Càng buồn vì phải

nghe một bài điếu văn nhạt nhẽo như được viết theo một khuôn mẫu có sẵn.
Mọi cái chết đều cô đơn. Nhà cách mạng chuyên nghiệp này chết trong cô
đơn hơn bất cứ ai. Tôi lập bàn thờ ông tại một góc buồng, nơi ông đã cùng
tôi chung sống những ngày qua. Thắp tuần hương đầu tiên cho ông, tôi
khóc òa, như khóc thương một người cha. Một người cha đã chết như một
kẻ bị loại thải, bị lãng quên. Nhưng quan trọng hơn, một người cha trước
khi chết đã sống một cuộc sống thật sự. Sống như đã hằng sống, sống với
đặc điểm là lòng ham mê lý tưởng và sự quên mình đến khốn khổ.

Gia tài, di vật ông để lại được bàn giao cho người con gái một tuần lễ

sau khi ông mất mới trở về thọ tang cha, chỉ là một cái valy cũ nát, vài bộ
quần áo rung rúc, mấy tấm ảnh, vài chiếc huân chương, kỷ niệm chương,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.