XA XÔI THÔN NGỰA GIÀ - Trang 77

Cố Vinh chết. Ảo giác mới có đã tan. Khoảng trống tâm linh dân

chúng nơi đây chưa kịp lấp đầy. Cái chết của Cố có vẻ là ngẫu sự và không
tương xứng với tầm cỡ ngài. Nhưng đó cũng là sự thật về số phận hẩm hiu,
bi đát của các hệ thống tín ngưỡng xa lạ; các hệ thống tín ngưỡng này, đồ
sộ thì có đồ sộ thật, nhưng nhiều khi quá mê mải lý thuyết mà chúng quên
mất cái lẽ tự nhiên của con người. Cố Vinh chết. Đời sống tâm linh bộ tộc
Mông ở xứ này coi như lại trở về điểm xuất phát. Khát vọng có được một
thủ lĩnh hùng mạnh, một đấng minh quân trị vì bộ tộc mình vẫn còn nguyên
vẹn: và đây là một chủ để trong bản giao hưởng cách mạng mà vào lúc ông
Cố chết, tức năm 1944, bộc tộc Mông cùng với bộ tộc khác trong vùng
đang sửa soạn diễn tấu.

Cố Vinh chết. Ông chết vì thành thật với mình. Chuyện phong tình của

ông mờ nhạt dần theo thời gian. Tới nay có lẽ chỉ còn tôi biết. Sùng Sử,
người kể cho tôi nghe chuyện này, cũng đã mất. Tên Cố Vinh còn ít người
nhớ. Trong văn bản, ông là nhà xã hội học Jean Ravina. Nhà xã hội học,
nhà bác học Ravina! Ông để lại nhiều công trình nghiên cứu rất có giá trị
về bộ tộc Mông. Trong đó, đặc biệt là bộ sách địa lý nhân văn và xã hội học
dân tộc Mông dày hơn một nghìn trang. Ông là tác giả của các bản kinh
tiếng Mông dịch từ tiếng La tinh.

Những người biết lai lịch ông, đặc biệt là các cụ bô lão, nhân dịp này,

hẹn gặp nhau bàn luận và đang dự định đúc tượng ông, coi ông là bậc danh
nhân vì đã có công đầu trong việc sáng tạo ra thứ chữ Mông dựa trên hệ
thống mẫu tự La tinh, nay thứ chữ này đang được phổ biến rộng ngoài đời.

Câu hát hết rồi lại chưa hết
Khóm ngải tàn rồi khóm ngải lại xanh.
Đó là một trong cả ngàn câu ca ông đã ghi lại được từ chính tai ông

nghe ở thuở ấy, nay người ta định trổ khắc ở bức tượng đài hình ông nay

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.