Thằng Đức ngâm mình trong nước, thấy mình vững chải hẳn lên, nước biển
che giấu đi đôi chân tội nghiệp, thằng Đức quên đi nỗi tật nguyền.
Thằng Đức được ông ngoại chỡ ra biển hoài nhưng chỉ hai lần nó nhớ nhất.
Lần thứ nhất là năm nó tám tuổi, cơn bão lớn tàn phá qua xóm Mũi. Cha nó
đi biển vĩnh viễn không về. Ông ngoại chở má, chở nó ra cửa biển, ngóng
hoài, chờ hoài, vô vọng. Má không bao giờ khóc trước mặt nó, nhưng đêm
về, thằng Đức nghe má nấc những tiếng lỡ làng.
Bà con xóm Mũi ai cũng nhìn nó vừa thương vừa tội, "tội nghiệp, mới tí
tuổi đầu, đã có tật rồi mà còn mồ côi mồ cút". Nhưng thằng Đức tự ái trong
lòng, nhất là với những ánh mắt nhìn nó - một kẻ tật nguyền. Nó cố tỏ vẻ
mạnh mẽ lên, để cho ông ngoại với má vững lòng, nó sẽ thay ba làm trụ cột
trong nhà. Ông ngoại biết ý nó, ông thương nó rứt ruột.
Những buổi chiều, đám con nít trong xóm tụm lại chơi chạy rượt trốn kiếm
trước sân, ông ngoại hay nhìn thấy thằng Đức ngồi bệt xuống sàn nhà, dựa
lưng vào cây cột đã bóng nước nhìn các bạn một cách thèm thuồng, ông
ngoại kiềm nén nỗi đau rưng rức trong lòng, xoa đầu nó, an ủi. Ông ngoại
hay nhắc lại, vì sao cơn sốt bại liệt đến với nó hồi nó mới bồng nách đã
cướp đi đôi chân rắn rỏi để chạy nhảy với cuộc đời. Nghe xong, nó bảo,
"mai mốt con học thiệt giỏi cho ngoại coi". Hỏi nó học giỏi để làm gì, mặt
nó đăm đăm lại, giọng nghiêm túc ghê lắm, "Làm bác sỹ, con dứt khoát sẽ
làm bác sỹ. Con sẽ về xóm mình, để chích cho con nít bịnh". Cả nhà biết,
nó không quên câu chuyện buồn hồi ấy, xã chưa có bác sỹ, tốc lên chở
thằng Đức về tới bệnh viện huyện mất sáu giờ đồng hồ, với bấy nhiêu thời
gian thì đã trễ tràng.
Biết mình không thể ra biển vật lộn cùng tấm lưới cây câu, với đôi chân đã
quẹo quặt, teo ngắt, thằng Đức học giỏi thiệt là giỏi, giỏi nhất xóm Mũi, rồi
giỏi nhất xã. Không đi lại được nhiều, nó có nhiều thời gian ngồi học.
Những đêm thứ bảy, bà con kéo tới nhà coi vô tuyến, chưa tới chương trình
cải lương thể nào cũng biểu thằng Đức vặn đèn thiệt tỏ đọc báo cho bà con