XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU TINH GỌN - Trang 104

8. Suy nghĩ về tính ứng dụng. Khi nào bạn sẽ sử dụng logo này? Cân nhắc
những kịch bản quảng bá thương hiệu khác nhau: trên hình đại diện, trên
nhãn giá, trên áo thun, hoặc thậm chí trên cánh máy bay. Việc ghi nhớ trong
đầu các tình huống có thể xảy ra sẽ giúp bạn thiết kế nên một logo phù hợp
nhất.

Sau khi hoàn thành quá trình lên ý tưởng trên, bạn sẽ có một cái nhìn rõ
hơn về logo bạn đang muốn xây dựng và một quá trình sâu sắc để khám
phá các biểu tượng thật sự thích đáng cho thương hiệu của bạn. Vẫn còn
những thao tác tiến hành khác nối tiếp giai đoạn lên ý tưởng. Logo cần phải
được trau chuốt, tô màu, số hóa, và trải qua nhiều giai đoạn mà chắc hẳn
nhà thiết kế nào cũng thân thuộc. Nếu bạn quyết định thuê một nhà thiết kế,
ý định của bạn giờ sẽ trở nên dễ hiểu hơn nhiều với cô ấy. Mặt khác, nếu
bạn quyết định xây dựng logo trong tổ chức, quá trình này sẽ cho phép
những cá nhân không chuyên về thiết kế tham gia vào việc định hình ý
tưởng và tạo dựng một môi trường công bằng nơi bất cứ ai cũng có thể đưa
ý kiến.

Nếu bạn giao việc thiết kế cho người ngoài, hãy xem qua mục “Tại sao
không ai có thể thật sự làm hài lòng bạn” sắp tới đây. Nó sẽ cung cấp một
số bí kíp giúp bạn truyền đạt mong muốn và nhu cầu về biểu tượng thương
hiệu một cách hiệu quả nhất đến nhà thiết kế.

Một khi logo của bạn được hoàn tất, bạn nên tự hỏi một vài câu hỏi chọn
lọc sau:

◆ Logo này có linh hoạt không? Chúng ta có thể áp dụng nó cho những bối
cảnh khác nhau cũng như cho những dự án mở rộng trong tương lai không?
Nó có thích hợp với cả khung hình vuông (tức hình đại diện) lẫn khung
hình chữ nhật (tức một số ảnh bìa) không?

◆ Nó có đơn giản không? Một người bình thường có thể hiểu ý nghĩa của
nó không? Nó có phức tạp đến mức khó thấy khi nhìn từ một khoảng cách

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.