XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU TINH GỌN - Trang 102

cảm hứng, tò mò, cuốn hút, phấn khích, chuyên nghiệp, chủ động, vân vân
và vân vân.

3. Suy nghĩ về thông điệp của logo và tác động nhận thức của nó. Lập danh
sách những từ và cụm từ ngắn trả lời câu hỏi sau: “Chúng ta muốn khách
hàng nghĩ hoặc nghĩ về cái gì khi nhìn logo này?” Tương tự với câu hỏi
trước, đừng dừng lại ở những thứ hiển nhiên như sản phẩm hoặc tên sản
phẩm. Có một tính năng cụ thể nào cần được nêu bật không? Khách hàng
có nên nghĩ tới những chủ đề bao quát như sáng tạo, cải tiến, sức khỏe, các
mối quan hệ, hay hạnh phúc không?

4. Suy nghĩ một cách sinh động. Thao tác này đòi hỏi một sơ đồ tư duy. Vẽ
bốn vòng tròn lên một tờ giấy trắng, sử dụng từng chỉ dẫn phía dưới như
các tiêu đề. Tiếp theo, hình dung những biểu tượng đồ họa thường đi kèm
với mỗi tiêu đề. Vẽ các biểu tượng đồ họa này xung quanh mỗi vòng tròn,
và cố gắng suy nghĩ càng nhiều biểu tượng liên quan càng tốt. Để đơn giản
hóa quá trình, tại thời điểm này hãy vẽ tất cả các biểu tượng bằng hai màu
đen và trắng. Bạn càng nghĩ ra nhiều biểu tượng, bản đồ tư duy của bạn
càng trở nên sâu sắc, và bạn sẽ bắt đầu nhìn thấy những mối quan hệ tiềm
ẩn cho một thiết kế mạnh mẽ hơn:

– Tên thương hiệu: Xem xét những biểu tượng trực diện và mơ hồ liên
quan đến các từ ngữ nhất định trong tên thương hiệu.

– Bối cảnh sử dụng thương hiệu: Hình dung môi trường, thời gian, vị trí
phù hợp với sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Những vật dụng, phương tiện,
công cụ, nguyên liệu, điều kiện thời tiết, yếu tố tự nhiên, hoặc địa điểm cụ
thể nào có thể giúp nhận diện đề xuất bạn đưa ra trên thị trường?

– Vấn đề/nhu cầu/khao khát mà thương hiệu đang cố gắng giải quyết: Cân
nhắc các vấn đề và điểm nhức nhối chính liên quan tới thương hiệu của
bạn. Có phải bạn đang tìm cách khắc phục một thứ quá đắt đỏ, quá phiền

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.