của thương hiệu, được đặt theo dòng sông Amazon ở Nam Mỹ, là lý tưởng
ở nhiều mặt khác nhau.
Trong cuốn Jeff Bezos: The Founder of Amazon.com (tạm dịch: Jeff Bezos:
Nhà sáng lập của Amazon.com), Ann Byers đã nói rằng vị CEO của công
ty quyết định lấy tên “Amazon” vì nó đại diện cho sự kỳ lạ, khác biệt, và to
lớn – giống như dự án mạo hiểm mới này của ông vậy. (Một sự thật thú vị:
tên miền của các trang web vốn xuất hiện trên các danh mục trực tuyến
theo bảng chữ cái, do đó Bezos đã bắt đầu công cuộc tìm kiếm từ mục A
trong từ điển.)
Trên thực tế, Jeff Bezos đã không ngần ngại chia sẻ quan niệm của ông về
tầm quan trọng của tên gọi thương hiệu với Inc.com:
Mô hình của chúng tôi không có gì là không thể sao chép được qua thời
gian cả. Nhưng như bạn thấy đấy, McDonald tuy bị sao chép song vẫn trở
thành một công ty khổng lồ trị giá hàng tỉ đô. Phần lớn sự thành công đó
bắt nguồn từ tên gọi của thương hiệu. Và tên gọi đối với một thương hiệu
trực tuyến còn quan trọng hơn nhiều so với ngoài đời thực.
Dần dần, mô hình kinh doanh của Amazon chuyển đổi theo nhu cầu của
những người tiêu dùng mới. Không lâu sau, nhà bán lẻ trực tuyến này bắt
đầu bày bán gần như mọi sản phẩm có thể nghĩ ra. Năm 2014, danh mục
sản phẩm của nó bao gồm từ một tác phẩm nghệ thuật hữu hình cho đến
những nội dung điện tử có thể được tải xuống tức thì. Không khó để nhận
ra rằng khẩu hiệu “Nhà sách lớn nhất quả đất” hay lời hứa “Một triệu đầu
sách, giá rẻ quanh năm” ban đầu đã trở nên không còn phù hợp nữa.
Ngày 25 tháng 1 năm 2000, Amazon thông báo một nhận diện thương hiệu
và tuyên bố định vị mới, “được thiết kế để truyền tải tốt hơn kỳ vọng của
khách hàng đối với Amazon.com – một trải nghiệm mua sắm tuyệt vời và
Lựa chọn lớn nhất quả đất.” Bạn có nhìn thấy sự chuyển tiếp cẩn thận từ
“Nhà sách lớn nhất quả đất” sang “Lựa chọn lớn nhất quả đất” không? Quá