đã đầu tư đáng kể cho phương thức PR và marketing truyền thống
hơn.
Lấy ví dụ, hãng Coca-Cola đã tốn hàng triệu đô-la để giành
quyền phát sóng trực tiếp một trận bóng đá trên toàn quốc. Họ
treo thương hiệu của mình khắp sân vận động, chèn thông điệp của
nhà tài trợ vào giữa các giờ nghỉ giải lao trên ti-vi và thậm chí in cả
logo của Coca-Cola lên đồng phục của cầu thủ. Thế nhưng vào
phút cuối, một nhóm người của Pepsi xuất hiện ở cổng sân vận
động và phát cho mọi khán giả mà họ gặp một bàn tay bơm hơi khổng
lồ với ngón trỏ chỉ lên, trên có in logo của Pepsi để làm công cụ cổ vũ
cho đội bóng của mình. Thế là mỗi khi máy quay lướt qua đám đông,
Pepsi lại chuyển tải được thông điệp của mình đến những khán giả ở
nhà, dù họ chỉ chi có vài nghìn, thay vì hàng triệu đô-la như Coca-
Cola.
Những việc như thế chắc hẳn sẽ khiến mọi người thích thú, còn
đối thủ của bạn thì tức giận vì bị vô hiệu hóa một bàn thắng đẹp.
Hoặc bạn cũng có thể gửi tin cập nhật vào phút chót cho khách hàng
qua thư điện tử, trong đó nêu chi tiết về chiến dịch du kích sắp
tới của bạn.
Tổng tấn công
Khi áp dụng chiến lược này, bạn cần nhớ một điều quan trọng
là chiến tranh bao giờ cũng để lại hậu quả với không ít thương vong.
Nghĩa là bạn sẽ phải tấn công thẳng vào yếu huyệt của đối thủ, cụ
thể là các sản phẩm, dịch vụ, thành tích và vị thế của họ. Muốn như
thế, bạn phải có thần kinh vững vàng và tham vấn pháp lý cặn kẽ.
Cũng nên nhớ rằng với chiến lược này, bạn đã “phóng lao thì phải
theo lao” và hầu như không có cơ hội làm lại.