hầm, bực tức. Tôi than thở vì vụ tai nạn, bà ta ngán ngẩm nhìn tôi, rồi sai tôi
đi cọ toilet.
Hôm sau tôi dậy lúc năm giờ ba mươi. Sáu giờ mười tôi ra khỏi nhà -
trời tối, xám xịt, đầy sương mù - cuốc bộ đến bệnh viện. Tôi biết mình
không được phép đến muộn. Tại một bãi rộng ở phố Plocka có một đám
đông đứng chờ xe buýt. Xe đến, hành khách lên xe, một cô mới bước một
chân lên bậc xe thì có một gã xô đến giật mất túi xách. Người phụ nữ ngã
ngửa ra, hét ầm lên. Tôi chạy lại, vài hành khách trên xe buýt nhảy xuống
đuổi tên cướp, cảnh sát cũng tới. Bảy giờ kém mười lăm, các anh cảnh sát
rút sổ ghi tên tôi là người làm chứng. Bảy giờ hai mươi tám phút, một chiếc
xe trang bị điện đài đỗ xịch trước cổng bệnh viện - vì tôi đã cầu cứu cảnh sát
giúp đỡ.
Người đầu tiên tôi chạm trán là bà trưởng khoa. Bà ta hỏi sao tôi đến
muộn. Sau khi nghe tôi phân bua, bà ta sai tôi đi cọ bể bơi.
Ngày tiếp theo tôi dậy lúc năm giờ ba mươi. Tôi lên chiếc xe buýt chỉ chở
tôi được một đoạn. Trời mưa. Tôi xuống xe, tôi chỉ phải băng qua phố
Wolska, và tới phố Kasprzak thì cuốc bộ. Tôi đứng bên rìa đường, đợi đèn
xanh. Đứng bên cạnh tôi còn có nhiều người khác cũng đang vội đi làm.
ình lình một người vừa mới bước một bước xuống lối sang đường thì ngã
vật ra, người run bắn, đập đầu đành đạch xuống mặt đường nhựa, sùi bọt
mép. Một thanh niên kéo anh ta vào vỉa hè, kêu lên:
- Giúp tôi một tay, anh ta bị bệnh động kinh.
Mọi người giãn hết ra, còn tôi đứng ngẩn người.
- Cô đừng đứng đực ra như vậy, - anh thanh niên hét lên, - gọi giúp xe
cấp cứu đi.
Đèn xanh, khách bộ hành qua đường, tôi đứng ngây như một con ngốc
rồi quay gót chạy đi tìm bốt điện thoại.