4
Và bây giờ đây, ở trang cuối cuốn sách này, tôi nhớ lại những người thơ
lại đã ngả về già, hộ tống chúng tôi, vào lúc rạng đông của chuyến thư đầu,
khi chúng tôi chuẩn bị hóa thân để làm người, vì vừa may mắn được chỉ
định. Họ vốn cũng giống như chúng tôi thôi, nhưng họ tuyệt không biết
rằng họ đói.
Nhiều quá những con người như vậy, mà người ta để cho ngủ kỹ.
Cách đây mấy năm. Trong một chuyến đi dài bằng xe lửa, vì muốn đi
xem khắp lượt cái Tổ quốc đang chuyển động mà tôi tự nhốt mình trong ba
ngày, ba ngày làm tù nhân của cái tiếng sỏi cuội biến lớn nhào lăn, và tôi
đứng lên. Vào lúc một giờ sáng, tôi đi dọc suốt con tàu.
Các toa ngủ đều trống. Các toa hạng nhất không có người. Nhưng các
toa hạng ba có hàng trăm công nhân người Ba Lan, bị nước Pháp đuổi đi và
trở về Ba Lan. Tôi đi ngược lên các hành lang bằng cách bước qua người
họ. Tôi dừng lại để nhìn. Đứng dưới những ngọn đèn ngủ, tôi thấy trong cái
toa không ngăn không ô này, nó giống như một căn buồng tỏa mùi, trại lính
hay là đồn cảnh sát, tất cả một đám quần chúng hỗn độn và bị lay đẩy bởi
con tàu tốc hành chuyển động. Tất cả một đám quần chúng lún sâu trong
những cơn ác mộng và giờ trở về với nỗi nghèo khổ của mình. Những mái
đầu cạo trọc, to tướng, lăn trên mặt gỗ các ghế dài. Đàn ông, đàn bà, trẻ
con, tất cả xoay từ phải sang trái, như bị tất cả các tiếng động ấy, tất cả các
xao động ấy tấn công, dọa nạt tận trong giấc quên lãng của mình. Họ tuyệt
không tìm thấy được một nơi để ghé một giấc ngủ ngon.
Giờ đây tôi thấy họ như mất đi một nửa tư cách người, bị xô đẩy bởi các
trào lưu kinh tế từ đầu này đến đầu kia châu Âu, bị rứt ra khỏi cái mái nhà
phương Bắc nhỏ nhắn, khu vườn con tí xíu, ba chậu hoa phong lữ mà ngày
trước tôi thường nhận thấy ở cửa sổ nhà những người thợ mỏ Ba Lan. Họ
chỉ nhặt nhạnh những dụng cụ nhà bếp, chăn rèm, trong các gói xách lôi
thôi lòng thòng vì buộc vội. Mà tất cả những cái gì họ đã vuốt ve và làm
cho dẹp đẽ, tất cả những cái gì họ đã sắm được trong bốn năm năm ngụ cư