PHỤ LỤC
257
Vachet nói vào năm 1671 là họ Nguyễn có 40.000 binh (có thể
gồm cả binh thủy), 15.000 trong số đó canh giữ ranh giới phía
bắc. Borri nói là lực lượng của Đàng Ngoài gấp bốn lần lực
lượng của Đàng Trong vào khoảng thời gian từ 1618 đến 1622
1
,
do tình hình thiếu nhân lực ở phía nam nên không thể có một
sự thay đổi ngoạn mục nào có thể diễn ra trong vòng mấy thập
niên. Nguồn tư liệu ở cả hai phía đều nói là họ Nguyễn không
hề đưa quá 15 ngàn binh sĩ vào trận chống lại phía bắc. Đối với
chúa Trịnh cũng vậy, mặc dù số quân có đông hơn nhưng chúng
ta cũng không nên quên rằng chiến tranh chống nhà Mạc chỉ
chấm dứt vào năm 1667, chỉ năm năm trước khi ngưng chiến
với họ Nguyễn. Trong bối cảnh đó, họ Trịnh không dám tung
hết quân của họ vào phía nam. Do đó, khó có thể tin được là
họ Trịnh đã liều lĩnh tung hơn phân nửa lực lượng của họ trong
một cuộc chiến chống lại phía nam hay họ Nguyễn đã có thể
bày mưu tính kế để bắt làm tù binh một đạo binh địch ít nhất
là gấp đôi quân số của mình. Không có một nước nào ở Đông
Nam Á vào thế kỷ 17 lại có thể có được một cuộc chiến thắng
dễ dàng như vậy hoặc có khả năng kiểm soát một số khổng lồ
tù binh như vậy sau cuộc chiến.
Theo Tiền biên, con số “30.000 tù binh chiến tranh” này đã
đóng một vai trò quan trọng trong việc mở mang vùng đất Phú
Yên. Câu truyện tiếp diễn như sau:
“(Trong trận chiến năm 1648) sau khi đánh bại chúa Trịnh và
bắt sống được ba vạn tàn binh, chúa [Nguyễn Phúc Lan (1635-
1648], cùng các tướng tá bàn cách khu xử những tàn quân bị bắt.
Có người cho rằng quân giặc giáo giở, để đấy thì sợ binh biến,
không bằng đưa họ đi chốn núi sâu hay nơi hải đảo để khỏi lo về
1 Borri,
Cochinchina, London, 1633, Theatrum Orbis Terraum Ltd. in lại, Amsterdam, 1970, trg. H3.
www.hocthuatphuongdong.vn