258
XỨ ĐÀNG TRONG
sau, lại có người cho rằng giết tướng hiệu đi, còn thì thả về miền
Bắc. Chúa nói: ‘Hiện nay, từ miền Thăng (tức phủ Thăng Bình)
Điện (tứ phủ Điện Bàn) trở vào nam đều là đất cũ của người
Chăm, dân cư thưa thớt, nếu đem chúng an tháp vào đất ấy, cấp
cho canh ngưu điền khi chia ra từng hộ từng xóm, tính nhân khẩu
cấp cho lương ăn để chúng khai khẩn ruộng hoang, thời trong
khoảng mấy năm, thuế má thu được có thể đủ giúp quốc dụng, và
sau hai mươi năm, sinh sản ngày nhiều, có thể thêm vào quân số,
có gì mà lo về sau’. Bèn tha bọn Gia, Lý và bọn tỳ tướng hơn 60
người về bắc, rồi chia tan số binh ra ở các nơi, cứ 50 người làm
một ấp, đều cấp cho lương ăn nửa năm. Lại ra lệnh cho nhà giàu
bỏ thóc cho họ vay và cho họ được tìm lấy lợi núi đầm mà sinh
sống. Từ đó từ Thăng Điện đến Phú Yên, làng mạc liền nhau, về
sau sẽ thành hộ khẩu”.
1
Tiền biên có thể đã miêu tả một cách chính xác, ngoại trừ
con số, cách thức định cư các tù binh. Nhưng mặc dù con số tù
binh chiến tranh nhỏ hơn con số được đưa ra, các tù nhân từ
các nguồn khác - người dân thường sống trên đất địch - hẳn là
phải cao hơn. Các sử quan nhà Nguyễn không bao giờ đề cập
đến việc bắt tù các dân thường nếu như không có chuyện như
vậy xảy ra với anh em Tây Sơn. Như Hoàng Lê nhất thống chí,
do Ngô Thì Chí, một tác giả phía bắc viết, kể lại:
“Tổ tiên (của anh em Tây Sơn) gốc huyện Hưng Nguyên,
Nghệ An. Trong những năm Thịnh Đức (1653-1657), quân của
họ Nguyễn chiếm bảy huyện của Nghệ An đã bắt lại người dân
và đưa vào huyện Tây Sơn. Tổ tiên của họ cũng ở trong số này”
2
.
1 Tiền biên, quyển 3, trg. 51-52.
2 Ngô Thì Chí, Hoàng Lê nhất thống chí, Collection Romans & Contes du Viêtnam en Hán, Ecole
Francaise d’Extrême-Orient & Student Book Co.Ltd, Paris-Taipei, 1986, trg. 61.
www.hocthuatphuongdong.vn