28
XỨ ĐÀNG TRONG
nhìn mối quan hệ Việt-Chăm trong một nhãn giới quân sự và
chính trị mới. Hồ Quý Ly thấy cần phải thay thế hệ thống quyền
hành bị tranh chấp cũ bằng một sự kiểm soát chặt chẽ, “bởi vì,
như Chế Bồng Nga đã cho thấy, sự kiểm soát lỏng lẻo trước đây
có thể bị lật đổ bất cứ lúc nào”
1
. Do đó, ông đã thiết lập một hệ
thống hành chánh xuống tận cấp huyện trên các vùng đất mới
giành được. Ông còn tăng thêm màu sắc quân sự cho giải pháp
chính trị này. Nhà Hồ nghĩ rằng cách thức duy nhất để Đại Việt
không còn một lần nữa bị rơi vào thảm họa cũ là đẩy lui ranh
giới Việt-Chăm xuống phía nam càng xa càng tốt. Ông đặt lực
lượng của ông tại Thanh Hóa và Nghệ An thay vì trong vùng
bao quanh thủ đô Thăng Long cũng là vì cái nhìn chiến lược này.
Từ đó, nhà Hồ thực hiện gần như hằng năm, từ 1400 đến 1404,
các chiến dịch quân sự, và đã không chỉ chiếm lại các vùng lãnh
thổ Chăm đã mất trước đây mà còn đẩy ranh giới Việt-Chăm
tới tận tỉnh Quảng Ngãi ngày nay. Để bảo đảm quyền cai trị của
Việt Nam, chính quyền nhà Hồ đã ép những người Việt Nam
giàu có nhưng không có đất di dân tới đây. Và để những người
này không còn có thể dễ dàng quay trở lại phía bắc khi gặp khó
khăn, như vẫn thường xảy ra trong quá khứ, nhà Hồ còn ra lệnh
các thường dân này phải xăm hình, điều trước đây chỉ áp dụng
với các phạm nhân
2
. Dù là triều đại ngắn ngủi nhất trong lịch
sử Việt Nam, triều đại Hồ Quý Ly (1400-07) cũng đã đánh dấu
một bước quyết định trong con đường Việt Nam tiến về phía
nam, tạo một bầu khí chung cho giai đoạn sau này.
Vùng Quảng Nam-Quảng Ngãi do Hồ Quý Ly giành được
sẽ còn bị mất về tay người Chăm vào thời nhà Minh xâm lược.
Trong các bản đồ lãnh thổ của Đại Việt, được đệ trình vua Lê
1 Ibid., trg. 75.
2 Toàn thư, quyển 8, trg. 482.
www.hocthuatphuongdong.vn