26
XỨ ĐÀNG TRONG
983
1
. Không phải ngẫu nhiên mà chín năm sau đó, người Chăm
đã rời bỏ thủ đô của họ là Indrapura (Trà Kiệu ngày nay, trong
huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) vì nó đã ở trong tình trạng dễ
dàng bị tấn công.
Các sử quan người Việt Nam sau này nói rằng ba châu của
người Chăm nằm trong vùng sẽ trở thành tỉnh Quảng Bình
và Quảng Trị đã bị sáp nhập vào Việt Nam sau cuộc tấn công
của người Việt vào năm 1069
2
, và hai châu Ô và Lý (trong tỉnh
Thừa Thiên ngày nay) được vua Chăm là Chế Mân dâng cho
Việt Nam làm sính lễ để cưới công chúa Huyền Trân vào năm
1306. Tuy nhiên, vùng này, trong một thời gian dài, vẫn còn là
một vùng tranh chấp, nơi diễn ra các cuộc chiến cù cưa giữa
hai vương quốc để giành ưu thế. Chúng ta biết được điều này
do việc Trần Duệ Tông (trị vì từ 1372-1377) chuẩn bị tấn công
Champa vào năm 1376. Ông truyền làm một con đường từ Cửu
Chân (tỉnh Thanh Hóa ngày nay) tới Hà Hoa (huyện Kỳ Anh,
Nghệ Tĩnh) tới phía bắc dãy Hoành Sơn, biên giới truyền thống
giữa Champa và Việt Nam
3
. Một đoạn của con đường này nằm
trên con đường cũ được làm từ năm 992. Nhưng điều đáng lưu
ý ở đây là đoạn đường được mở rộng vào thời kỳ này lại ở phần
phía bắc từ Thanh Hóa tới Nghệ Tĩnh chứ không phải trên lãnh
thổ được coi là của Champa trước đây. Điều này cho thấy rõ là
vùng nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Việt Nam mãi đến
cuối thế kỷ 14
4
vẫn cơ bản là lãnh thổ cũ của Việt Nam.
Thật ra, trong triều đại của vị vua mà người Việt Nam gọi
là Chế Bồng Nga và người Hoa gọi là A-ta-a-zhe, người Chăm
1 Toàn thư, quyển 1, trg. 190; Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các thời đại, Khoa học, Hànoi,
1964, trg. 290.
2 Toàn thư, quyển 3, trg. 245.
3 Toàn thư, quyển 7, trg. 446; Đào Duy Anh, Đất nước, trg. 178.
4 Lãnh thổ Đại Việt cũng đã bị người Chăm xâm lăng nhiều lần trong giai đoạn này, cách riêng vào năm
1076 khi các lực lượng Chăm và Khmer liên minh với người Trung Hoa để tấn công người Việt.
www.hocthuatphuongdong.vn