VÙNG ĐẤT MỚI 25
Thăng Long vào năm 992
1
, sử này cũng ghi nhận những cuộc
ruồng bố tương tợ của người Việt ở vùng biên giới Trung-Việt
vào năm 995, bắt giữ một số tù nhân người Trung Hoa
2
. Đúng
thế, trong nhiều thế kỷ sau, những người Chăm bị bắt trong
chiến tranh và dòng dõi của họ thường chiếm một tỷ lệ khá
lớn trong số những người dân sinh sống gần thủ đô Việt Nam.
Nhưng người Chăm cũng không chịu ngồi yên. Trong giai đoạn
từ 979 đến 997, họ cũng đã thực hiện nhiều cuộc ruồng bố tại
thủ đô của nước Đại Việt mới giành được độc lập và dọc biên
giới phía nam của nước này. Tất cả các cuộc ruồng bố và viễn
chinh này không khác bao nhiêu với hình thức chiến tranh
chung của Đông Nam Á, thời ấy và sau này, và có thể được
hiểu một cách đúng đắn trong bối cảnh của chiến tranh chung
thường diễn ra giữa các nước Đông Nam Á hơn là những bước
đầu của phong trào Nam tiến của Việt Nam.
Chắc chắn là các nhà lãnh đạo Việt Nam lúc ấy đã tìm cách
đẩy lui ranh giới của nước họ xuống phía nam, nhưng xem ra
họ bị thúc đẩy bởi các lý do chiến lược hơn là kinh tế. Chẳng
hạn, vào năm 992, Lê Hoàn đã cử 30.000 người tới làm một
con đường từ Cửa Sót (huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) tới
ranh giới Chăm-Việt trong vùng Hoành Sơn
3
. Chắc chắn đây
là con đường bộ đầu tiên được mở giữa Việt Nam và vương
quốc Champa và từ đây, sẽ được các thế hệ di dân người Việt sử
dụng để tiến xuống phía nam vào các năm sau này. Tuy nhiên,
điều Lê Hoàn nhắm đến chỉ là để tấn công Champa một cách
dễ dàng hơn. Cũng vì lý do này mà người ta đã đào một con
kênh trong vùng Thanh Hóa trước đó không lâu, tức vào năm
1 Ibid., quyển 1, trg. 193; xem G. Coedes, The Indianized States of Southeast Asia, ed. Walter F. Vella,
bản dịch Susan Brown Cowing (Honolulu: East-West Center, 1968), trg. 125.
2 Toàn thư, quyển 1, trg. 194.
3 Toàn thư, quyển 1, trg. 193. “Tới Địa Lý (châu)”, theo bản văn. Nhưng châu Địa Lý chưa chính thức
thuộc Đại Việt trước 1069, con đường này chỉ có thể nằm trong địa phận của Việt Nam.
www.hocthuatphuongdong.vn