VÙNG ĐẤT MỚI 27
đã hai lần đánh chiếm Thăng Long, một lần vào năm 1371 và
một lần vào năm 1378. Họ đã buộc vua nước Đại Việt phải dời
các tượng tại mộ của tổ tiên từ Thăng Long về tỉnh Hải Dương
ngày nay vào năm 1381. Với các chiến thắng này, Chế Bồng Nga
đe dọa tấn công không chỉ tất cả các lãnh thổ người Chăm đã
để mất mà cả hai tỉnh phía nam của Việt Nam là Nghệ An và
Thanh Hóa nữa
1
. Vào thời này, người Chăm là một mối đe dọa
thực sự đối với sự tồn tại của triều đại Hậu Trần của Đại Việt:
trước sức tấn công của họ, nhiều nhà vua Việt Nam đã phải chạy
trốn và nhiều tướng lãnh cầm quân, kề cả Hồ Quý Ly, đã liên
tiếp phải lui quân khi giáp trận với họ. Người dân thường thì
nơm nớp lo sợ. Vào năm 1383, người Chăm còn tới chiếm giữ
Thăng Long, thủ đô của Việt Nam, trọn sáu tháng trời
2
. Vùng
tranh chấp giữa người Chăm và người Việt là hai tỉnh Thanh
Hóa và Nghệ An của Đại Việt, chứ không còn là hai châu Ô và
Lý của lãnh thổ Champa trước đây. Từ chiến thắng của người
Việt Nam mà nhìn lại, thì các biến cố này có thể được coi như là
những bước lùi tạm thời trước cơn vẫy vùng của người Chăm bị
lâm vào bước đường cùng. Tuy nhiên, khi được đặt vào lại trong
bối cảnh lịch sử của chúng, đây lại là những biến cố có khả năng
tiêu hủy Đại Việt, “xé rách hệ thống chính trị của nước này”
3
, và
đe dọa một cách trầm trọng chính sự tồn tại của nước Đại Việt.
Nhà vua Việt Nam chỉ thực sự tái thiết lập quyền bính khi
không còn mối đe dọa từ phía người Chăm, như Whitmore đã
ghi nhận một cách có lý
4
. Có lẽ chính từ những kinh nghiệm
nặng nề của nửa cuối thế kỷ 14 mà Hồ Quý Ly đã đi tới chỗ
1 Toàn thư, quyển 8, trg. 453-456. Xem John Whitmore, Vietnam, Ho Quy Ly, and the Minh (1371-
1421), Lac-Viet Series No.2, (New Heaven: Yale Center for International and Area Studies. Council of
Southeast Asia Studies), 1985, trg. 22-23.
2 Ibid., quyển 8, trg. 457.
3 Whitmore,
Vietnam, Ho Quy Ly., trg. 21.
4 Ibid., trg. 31.
www.hocthuatphuongdong.vn