3.
Có sự khác nhau rõ rệt giữa thông đạt và thông cảm. Khi ta thông
đạt, ta san sẻ chia sớt những lý tưởng bằng những danh từ khả ái
hoặc khả ố, bằng những biểu tượng, bằng những cử chỉ, và những ý
tưởng ấy có thể được thông diễn trên bình diện ý thức hệ hay diễn
giải tùy theo các sắc thái đặc thù, các tính khí, theo những qui định
tâm thức của mỗi người. Nhưng thông cảm thì khác hẳn. Trong ấy
không có sự san sẻ chia sớt, cũng không có sự diễn giải những ý
tưởng. Dù có hay không có ngôn từ trao đổi, niềm thông cảm vẫn
trực tiếp kết liền ta với điều ta quán sát, và mỗi người tự thông cảm
với tinh thần và tâm tư của chính mình. Chẳng hạn, thông cảm phát
sinh với một cội cây, một trái núi hay một dòng sông. Không biết có
bao giờ các ngài yên ngồi dưới một tàng cây và thật sự thử thông
cảm với nó hay chăng. Đây không phải là đa tình hay đa cảm gì cả.
Ta tiếp xúc trực chỉ với cội cây ấy. Ở đó có sự mật thiết lạ lùng của
sự tương liên. Để có mối thông cảm như vậy, cần có sự tịch lặng,
cần có niềm tịnh định sâu mầu; các thần kinh, cả thể xác đều an
nhàn ung dung: cả trái tim hầu như ngừng đập. Bấy giờ thì chẳng có
diễn giải chi cả, chẳng có thông đạt gì hết, không có san sẻ chia sớt
chi cả. Cội cây không phải là chính ngài mà ngài cũng không đồng
hoá với cội cây: thuần chỉ hiện có niềm cảm khái mật thiết ấy với
nhau trong chỗ thâm sâu tịch lặng mà thôi. Không biết các ngài có
bao giờ thử nghiệm xem thế hay không. Hôm nào ngài thử vậy coi,
khi tâm thức ngài đã dứt ba hoa bép xép, dứt bay nhảy đó đây khắp
chỗ, khi tâm thức ngài không chìm đắm trong những cuộc độc thoại
của nó để nhớ những công việc đã làm hay những công việc còn
phải làm. Quên lãng đi tất cả, ngài hãy thử thông cảm với một trái
núi, với một ngọn suối, với một người nào, với một cội cây, cùng với
sự vận hành của cuộc sống chẳng hạn. Việc ấy đòi hỏi một cảm độ
tịch mịch phi thường, với một sự chú tâm đặc biệt – đây không phải
là việc tập trung, mà là một sự chú ý thơ thới và thoải mái.
Vậy hôm nay tôi muốn cùng thông cảm với các ngài về những điều