cả Nhật và Mỹ. Ông đã mở một cuộc chiến không theo các quy ước cổ
điển.
Biết rõ nhược điểm của hải quân Nhật như ông, nên ông cho rằng cơ hội
chiến thắng duy nhất của Nhật là đánh một trận thần tốc bất ngờ. Ðó là một
kế hoạch tuyệt luân và may mắn khi thi hành, không bị phát giác trong lúc
bên địch không thể tưởng một cuộc tấn công như thế có thể xảy ra được.
Ðiều không may duy nhất là các mẫu hạm Mỹ không có mặt tại Trân châu
cảng để ông tiêu diệt. Chính vì thế Yamamoto mắc phải một yếu điểm mà
chính Nã Phá Luân cũng mắc phải. Mỗi khi định chọn bổ nhiệm một cấp tư
lệnh nào, ông không quan tâm tới kinh nghiêm chiến đấu hoặc khả năng
của người đó. Trái lại ông chỉ hỏi "Ông ta có may mắn không?" Bởi vì
Yamamoto và Nã Phá Luân đều hiểu rất rõ rằng trong những trận đánh lớn,
khi mà hai địch thủ tương đương với nhau về sức mạnh thì bên nào may
mắn sẽ chiến thắng.
Trong những trận đánh sau này, Yamamoto không gặp may nữa. Ðiều
không may quan trọng nhất là người Mỹ đã khám phá được mật mã của
Nhật, và người Nhật không hề nghi ngờ gì về điểm này. Ngay cả khi được
tin người Mỹ đọc được tín hiệu của Nhật, đô đốc Ukagi cũng không chịu
tin như thế. Một điều không may thứ hai là Yamamoto đã giao cho đô đốc
Nagumo chỉ huy trực tiếp các mẫu hạm trong trận đánh tại Midway.
Nagumo đã thất bại trong trận đánh này và một số mẫu hạm của Nhật bị
đánh chìm. Trận Midway đã thay đổi hẳn cục diện chiến tranh tại Thái Bình
Dương, đưa tới việc bại trận của Nhật.
Giả dụ người Mỹ không khám phá được mật mã của Nhật và do đó không
chiến thắng tại Midway thì Yamamoto có thể đánh bại hải quân Mỹ tại Thái
Bình Dương, và Hawaii đã bị Nhật chiếm và hải quân Nhật sẽ tới tận bờ
biển phía tây của Mỹ, và Mỹ sẽ không thể trợ giúp Âu Châu được khi hải
quân Nhật còn là mối lo ngay tại cửa ngõ của Mỹ. Ít nhất Yamamoto cũng
có thể đạt được một thỏa hiệp hòa bình với Mỹ, như ông vẫn ước vọng.