YAMAMOTO - CON RỒNG THÁI BÌNH DƯƠNG - Trang 44

Nguyễn Vạn Lý

Yamamoto - Con Rồng Thái Bình Dương

- 12 -

Những Sửa Soạn Cho Trận Trân Châu Cảng - Ðông Dương: Giọt Nước

Tràn Ly

Người Mỹ ngày càng mất dần tin tưởng vào thiện chí của người Nhật, và
do đó đã có những sự phối trí mới về hạm đội Mỹ. Tháng 2-1941, hạm đội
tại Trân châu cảng được đổi tên là Hạm đội Thái Bình Dương do đô đốc
Kimmel chỉ huy. Một lực lượng hải quân nhỏ khác tại Viễn Ðông do đô đốc
Hart chỉ huy được gọi là Hạm đội Hoa Kỳ Á Ðông. Ðầu năm 1941, mẫu
hạm Yorktown từ Thái Bình Dương được chuyển qua Ðại Tây Dương, mặc
dù lúc đó Mỹ chưa tham chiến tại Âu Châu, để đương đầu với một hạm đội
nhỏ của Ðức. Tổng số lực lượng mẫu hạm của Hoa kỳ lúc đó gồm bốn mẫu
hạm tại Ðại Tây Dương và ba mẫu hạm tại Thái Bình Dương, trong khi
Nhật có tới mười mẫu hạm.

Tình hình thế giới năm 1941 rất là suy đồi và dễ dàng đưa tới đại chiến, vì
cuộc tiến quân liên tục của Nhật tại Á Châu và của Ðức tại Âu Châu. Tháng
7-1941 Nhật tuyên bố chính phủ Vichy của Pháp đã đồng ý cho Nhật đồng
bảo hộ Ðông Dương và quân Nhật tiến vào bán đảo này. Hành động của
Nhật tiến vào Ðông Dương như là giọt nước cuối cùng làm tràn ly, khiến
Hoa Kỳ không thể nhân nhượng mãi và phải có thái độ. Hoa Kỳ phong tỏa
các tài sản trương mục của Nhật tại Hoa Kỳ. Ðiều này có nghĩa là Nhật
không thể mua dầu hỏa được nữa. Nếu không có dầu hỏa thì bộ máy chiến
tranh của Nhật sẽ bị tê liệt.

Hoa Kỳ cùng với Anh và Hòa Lan áp dụng những biện pháp kinh tế trừng
phạt Nhật Bản. Nhưng cuộc trừng phạt kinh tế này hơi trễ vì Nhật đã mua
của Hoa Kỳ rất nhiều dụng cụ quốc phòng rồi và cũng đã mua dự trữ nhiều
thép cần thiết cho việc chế tạo vũ khí. Tuy nhiên việc phong tỏa dầu hỏa là
một đòn sinh tử cho Nhật, vì Nhật phải nhập cảng nhiên liệu ngoại quốc.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.