của Nhật Hoàng, nhưng Nhật Bản không còn con đường nào khác hơn,
không thể chấp nhận điều kiện của Hoa Kỳ bắt Nhật phải rút khỏi Trung
Hoa và hợp tác với chính phủ của Tưởng Giới Thạch được. Sau khi ký lệnh
khai chiến, Nhật Hoàng gửi một thông điệp cho Yamamoto như sau:
"Sau khi ra lệnh khai chiến, ta giao phó trọng trách chỉ huy Hạm đội Hỗn
hợp cho đô đốc. Trách nhiệm của Hạm đội Hỗn hợp thật là nặng nề, và
thành công hay thất bại của Hạm đội sẽ thay đổi số phận của quốc gia. Ðô
đốc đã thành công huấn luyện hạm đội trong nhiều năm qua, và đô đốc phải
quyết tâm hoàn thành sự trông đợi của ta bằng cách bành trướng sức mạnh
và quyền uy của Hạm đội khắp thế giới và tiêu diệt kẻ thù."
Yamamoto trả lời Nhật Hoàng: "Thần vô cùng xúc động được lệnh Khai
chiến của Hoàng Gia khi cuộc chiến bắt đầu. Thần sẽ kính cẩn thi hành
mệnh lệnh cao cả của đức Hoàng Thượng. Binh sĩ của Hạm đội Hỗn hợp đã
tuyên thệ hết sức tận tụy với nhiệm vụ và sẽ hoàn thành mục đích của thông
điệp này. Tất cả đều quyết tâm chấp nhận trách nhiệm và thực hiện mệnh
lệnh của đức Hoàng Thượng."
Tuy vậy lệnh tấn công Trân châu cảng vẫn được giữ tuyệt đối bí mật. Chỉ
một số nhỏ sĩ quan soạn thảo kế hoạch mới biết được những gì sẽ xảy ra.
Mãi tới lúc Yamamoto ra lệnh cho Lực lượng Xung kích tiến vào vùng biển
Hawaii thì các binh sĩ khác mới biết. Phản ứng của binh sĩ Nhật thoạt đầu
là kinh ngạc, và sau đó là hứng khởi. Kuramoto, một thủy thủ, viết trong
nhật ký, "Tấn công Trân châu cảng - một giấc mơ đã thành sự thực! Ðồng
bào tại quê nhà sẽ nghĩ gì khi họ biết được tin này? Họ có sung sướng
khích động không? Tôi đã trông thấy trước họ sẽ vỗ tay reo mừng. Chúng
ta sẽ dạy những tên Anglo-Saxon khốn kiếp một bài học!"
Các đại sứ Nhật tại Hoa Thịnh Ðốn Kurusu và đô đốc Nomura vẫn tiếp tục
cuộc thương thuyết, và không hề hay biết gì về Hạm đội Nhật đã ra khơi và
sắp khai chiến với Hoa Kỳ. Họ được lệnh từ Ðông Kinh phải tiếp tục cuộc