ngoạn mục của nghệ thuật, đúng không? [e]
Phaedrus. Đúng vậy.
Socrates. Thứ hai, trình bày sự kiện với chứng cứ trực tiếp, thứ ba là
chứng cứ gián tiếp, và thứ tư xác định dường như có thể xem như sự thật.
Còn có, nếu tôi không lầm, ít nhất cần kể thầy phù thủy ngôn từ tuyệt hảo
xứ Byzantine bổ sung sự chứng thực và xác nhận bổ sung.
Phaedrus. Ngài muốn nói tới bậc thầy Theodorus?
Socrates. Còn ai vào đây nữa! [267a] Ông ấy cũng thêm bác bỏ và
bác bỏ bổ sung để dùng trong trường hợp truy tố hay biện giải. Chúng ta
không được phép quên Evenus đảo Paros tuyệt vời
, người đầu tiên khám
phá liên lụy che đậy, ca ngợi gián tiếp, người được cho là đã soạn thảo lối
phê bình gián tiếp bằng thơ cho dễ nhớ. Một con người quả thực uyên bác!
Tisias
và Gorgias? Làm sao chúng ta có thể không kể tên hai người khi
chính họ nhận ra cái giống phải được đề cao hơn cái thật; sử dụng sức
mạnh ngôn từ [b] để biến vật nhỏ thành lớn, vật lớn thành nhỏ, biến vấn đề
tầm thường thành hệ trọng, vấn đề hệ trọng thành tầm thường, hai người
mặc áo cũ diễn tả ý tưởng mới, diễn tả ý tưởng cũ trong áo mới, hai người
đã khám phá phương pháp súc tích và khuếch đại vô tận làm thế nào lý luận
vừa chính xác vừa dòng dòng về bất kỳ đề tài nào? Thế nhưng, một lần, khi
tôi kể Prodieus hay sự thể, người ấy đã phá ra cười, rồi nói chính mình là
người khám phá phương pháp nghệ thuật ngôn từ chính xác đòi hỏi: cái
nghệ thuật này cần là diễn từ không dài, không ngắn, mà vừa phải.
Aristote nhắc tên Theodorus, Tisias và Thrasymachus như người đóng góp
quan trọng vào việc phát triển nghệ thuật hùng biện (xem thêm: On
Sophistical Refutations 183b32)
Phaedrus. Ồ, tuyệt vời, Prodicus!
Evenus đảo Paros là biện sư năng nổ cuối thế kỷ V TCN. Tên ông được
nhắc đến trong Plato, Ngày cuối trong đời Socrates, [Oméga Plus Books,
2018, các tr, 108, 205-07], nhưng chỉ để lại vài sáng tác rời rạc.