Phaedrus. Thực tình ngài muốn nói thế nào?
Socrates. Rõ như ban ngày. Với tôi, nhìn tổng thể, phần lớn tụng ca lễ
hội thực ra chỉ để giải trí vui chơi, song chúng ta cũng bất ngờ bóng gió ám
chỉ hai nguyên tắc [d] mà nếu nắm bắt thực chất theo cung cách nghệ thuật,
như vậy sẽ có ý nghĩa vô cùng.
Phaedrus. Nguyên tắc thế nào?
Socrates. Nguyên tắc thứ nhất: đưa về hình trạng duy nhất, nhờ quan
sát tổng thể, thu thập vật thể rải rác, tung tóe khắp nơi, để có thể, do định
nghĩa mỗi vật thể, nhìn thấy rõ ràng, vật thể nào là vật thể, trong từng
trường hợp, chúng ta định giải thích. Cũng như lúc nãy chúng ta định nghĩa
tình yêu, dù định nghĩa có rõ ràng không, song ít nhất định nghĩa cũng giúp
diễn từ tiến hành theo cung cách thế nào cũng sáng sủa và thích hợp.
Phaedrus. Còn nguyên tắc kia là gì?
Socrates. Nguyên tắc này thì ngược lại, [e] gồm mổ xẻ mỗi vật thể
theo hình dạng, sát đường nối tự nhiên, tránh làm vỡ mỗi phần như một tay
đồ tể vụng về có thể mắc phải. Theo đúng cách như thế, tránh làm như
người vừa kể, chúng ta tiến hành lúc nãy, hai diễn từ của chúng ta đã xếp
mọi rối loạn tâm linh vào một loại thông thường. [266a] Cũng như mỗi
thân thể có bộ phận xuất hiện tự nhiên thành cặp cùng tên (cặp này gọi là
bên phải, cặp kia gọi là bên trái)
, vì bị coi là trục trặc tâm trí để theo tự
nhiên là một loại đơn thuần trong chúng ta, diễn từ tiến hành chia cắt, diễn
từ thứ nhất chia cắt phần bên trái, tiếp tục chia cắt tới lúc nhận thấy trong
các phần có loại tình yêu có thể gọi là “tình yêu bên trái”, phần đó phủ
nhận; tiếp theo, diễn từ thứ hai dẫn chúng ta tới phần bên phải của sự điên
rồ, khám phá một tình yêu tuy cũng có tên giống loại kia (erôs) song thực
ra siêu linh, thần thánh, đặt trước chúng ta, [b] rồi ca ngợi như nguyên do
của mọi điều tốt lành lớn lao nhất dành cho con người.
Đến đây Socrates coi hai diễn từ của ông chỉ là một.
Phaedrus. Ngài trình bày chí phải.