YẾN HỘI VÀ PHAEDRUS - Trang 178

Socrates. Số diễn từ đó hầu như đối chọi với nhau. Diễn từ này khẳng

định nên dành cảm tình cho người yêu; diễn từ kia khẳng định nên dành
cảm tình cho người không yêu.

Phaedrus. Và cả hai đều nói rất quả quyết!

Diogenes Laertius, Lives of the Eminent Philosophers 1.90 ghi còn hai câu
nữa.

Nghĩa là hai diễn từ Socrates đọc.

Socrates. Tôi cứ tưởng quý hữu sẽ nói “điên rồ” chứ, như vậy mới

đúng sự thật, và đó cũng là điều tôi định hỏi: Chúng ta nói tình yêu là thứ
điên rồ, đúng không?

Phaedrus. Đúng vậy. [b]

Socrates. Có hai hình thức điên rồ, một gây nên bởi bệnh hoạn, ốm

đau, một tạo thành do đứt đoạn siêu linh về cư xử thông thường.

Phaedrus. Chắc vậy.

Socrates. Chúng ta phân biệt bốn phần trong loại siêu linh và liên hệ

bốn phần với bốn thần linh. Vì gán ghép cảm hứng tiên tri cho Apollo, cảm
hứng huyền bí cho Dionysus, cảm hứng thi ca cho các Thi Thần, và phần
thứ tư điên rồ tình cảm cho Aphrodite và Erôs, chúng ta nói sự điên rồ của
tình yêu là tốt đẹp nhất. Thế rồi, không hiểu tại sao, chúng ta sử dụng cung
cách gợi hình để miêu tả cảm xúc gợi dục; việc làm có lẽ có phần nào sự
thật, mặc dù cũng có thể đưa chúng ta đi lầm đường, xa sự thật. Vì sáng tác
pha trộn, diễn từ không hoàn toàn thiếu sức thuyết phục, chúng ta đã tạo ra,
qua cung cách mua vui, theo ngôn từ tôn giáo, tụng ca kể huyền thoại, [c]
thích đáng và kính cẩn, vinh danh chủ nhân của cả hai chúng ta - Erôs - vị
thần linh bảo hộ tình yêu lặng thinh ngắm nhìn thiếu niên đẹp trai.

Phaedrus. Tôi lắng nghe mà lòng vui khôn tả.

Socrates. Đó là lợi điểm chúng ta có thể rút tỉa. Hãy để ý làm sao diễn

từ có thể đi từ chê trách đến ca ngợi?

*

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.