YẾN HỘI VÀ PHAEDRUS - Trang 176

là biểu tượng may rủi, tốt xấu. Trong Cratyhis 408c-d, Socrates đồng hóa
người ấy với logos.

Phaedrus. Em hiểu ý định của ta. Ta từng nói với em sự thể sẽ tốt đẹp

với chúng ta, theo ta nhận định, nếu việc này diễn ra. Dù sao đi nữa, ta
không nghĩ ta sẽ mất cơ may đón nhận cái ta kiếm tìm [264a] chỉ vì ta
không đem lòng yêu em. Người đi vào yêu đương, hối tiếc những gì đã
làm, sẽ mong muốn đã không dành tí cảm tình nào cho em.

Socrates. Chắc hẳn người đó còn cách xa điều chúng ta chờ đợi.

Không bắt đầu từ đầu mà bắt đầu từ cuối, đương sự đưa diễn từ nằm ngửa
bơi ngược dòng. Những câu chữ đầu tiên trong diễn từ là điều người yêu sẽ
nói với người tình thiếu niên và được nhắc lại khi diễn từ kết thúc. Tôi nói
đúng chứ, Phaedrus quý mến?

Phaedrus. Vâng, [b] đó đúng là phần kết diễn từ.

Socrates. Phần còn lại thì sao? Các phần trong diễn từ có vẻ chồng

chất lên nhau lộn xộn, được đưa ra một cách ngẫu nhiên, không chút cân
nhắc, phải không? Có phải vì lý do cần thiết luận điểm thứ hai cần đặt ở
hàng thứ hai không? Và các phần khác sự thể thế nào? Vì phần riêng chẳng
biết gì về chuyện như thế, tôi có cảm tưởng tác giả chỉ nói những gì diễn ra
trong đầu, dù cung cách không phải không cố ý nhã nhặn. Quý hữu có biết
nguyên tắc nào về sáng tác diễn từ bắt buộc tác giả xếp đặt sự kiện này trên
dưới theo thứ tự này không?

Phaedrus. Cảm ơn ngài đã nghĩ tôi có thể hiểu động cơ của người đó

rõ ràng đến thế.

Socrates. Nhưng chắc chắn chí ít quý hữu sẽ chấp nhận điểm này:

Diễn từ nào cũng phải xếp đặt đầy đủ như sinh vật, thân thể đầy đặn, không
thiếu đầu, không thiếu chân, cũng phải có khúc giữa mà mỗi phần đều thích
hợp với nhau và với toàn thể.

Phaedrus. Làm sao khác được?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.