YẾN HỘI VÀ PHAEDRUS - Trang 174

Socrates. Như vậy không rõ ràng lắm hay sao: chúng ta đã tán đồng

trên một số điều và bất đồng trên một số điều mà chúng ta đã bàn luận.

Phaedrus. Tôi nghĩ mình hiểu điều ngài nói; song, ngài vui lòng diễn

tả rõ hơn một chút được không?

Socrates. Khi có người nói “sắt” hay “bạc”, chúng ta đều nghĩ như

nhau, phải không?

Phaedrus. Đương nhiên.

Socrates. Nhưng sự thể thế nào khi chúng ta nói “đúng” hoặc “tốt”?

Có phải mỗi người chúng ta hướng tới hướng khác nhau không? Không
những khác nhau mà còn khác chính mình, phải không?

Phaedrus. Chắc vậy.

Socrates. Vì thế, [b] chúng ta tán đồng ý trên và bất đồng ý dưới.

Phaedrus. Rất đúng.

Socrates. Vậy trong hai trường hợp, chúng ta dễ bị đánh lừa trong

trường hợp nào? Trường hợp nào thuật hùng biện có khả năng hơn?

Phaedrus. Rõ ràng là khi chúng ta không kiên định mà thay đổi vị trí,

lạc hướng khác nhau.

Socrates. Vậy ai muốn học hỏi nghệ thuật hùng biện, trước hết phải

phân loại có hệ thống và nắm bắt đặc điểm từng ý trong hai ý, cả ý theo đó
đa số người đời chao đảo lạc hướng, lẫn ý theo đó người đời kiên định
không lạc hướng.

Phaedrus. [c] Tuyệt, nếu nắm bắt được điều ấy, thế nào người đó

cũng sẽ am tường và phân biệt rạch ròi.

Socrates. Tiếp theo, giả dụ người đó không được lầm lẫn đề tài; phải

tinh mắt, nhanh trí nhận định chính xác trong hai loại thì người đó định đề
cập loại nào.

Phaedrus. Dĩ nhiên.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.