Bây giờ, quý hữu hãy đi gặp Lysias và kể với người ấy chuyện hai
chúng ta đến dòng sông thiêng của các nữ thần sông nước và miếu thất Thi
Thần lẳng lặng lắng nghe diễn từ, lời truyền chúng ta chuyển giao thông
điệp sau đây thứ nhất tới tác giả hoặc bất cứ những ai sáng tác diễn từ, [c]
thứ hai tới Homer và tất cả những ai sáng tác thơ ca, đọc có đàn phụ họa
hay chỉ cất lời ngâm vịnh, và thứ ba tới Solon và tất cả những ai viết văn
kiện chính trị mệnh danh luật pháp. Diễn từ truyền lệnh chúng ta nói nếu
người nào trong quý vị đã sáng tác đề tài vừa kể với ý thức và hiểu biết thế
nào là sự thật, nếu có thể bênh vực khi sáng tác bị chỉ trích, nếu có thể bằng
lời lý luận chứng tỏ sáng tác của mình tầm thường, kém cỏi, nếu thế người
ấy không phải mang tên gọi lấy từ các tác phẩm đó [d] mà từ chủ đề quý vị
thận trọng theo đuổi.
Phaedrus. Vậy tên thế nào ngài định gọi những người như vậy?
Socrates. Phaedrus ơi, gọi người đó là “uyên thâm” với tôi dường như
quá đáng vì tên đó chỉ nên dùng để gọi thần linh. Gọi là người yêu hiểu biết
- triết gia - hay tương tự sẽ thích hợp và xem ra đĩnh đạc hơn nhiều.
Phaedrus. Như vậy sẽ hoàn toàn thích đáng.
Socrates. Trái lại, nếu người nào không giá trị bằng cái mà người đó
soạn ra hay viết ra nhờ bỏ thời gian trăn trở suy tư, xoay xở sáng tác cách
này cách nọ, chắp nối cảm xúc, tách rời rung động, [e] thì có lẽ gọi người
đó là thi sĩ hoặc người viết diễn từ hay người biên soạn luật pháp, quý hữu
thấy có lý không?
Phaedrus. Có chứ.
Socrates. Vậy nói lại với bạn của quý hữu như thế.
Phaedrus. Còn ngài thì sao? Ngài sẽ làm gì? Đương nhiên chúng ta
không nên bỏ quên bạn bè của ngài.
Socrates. Quý hữu muốn nói đến ai?
Phaedrus. Isocrates
đẹp trai. Ngài sẽ nói gì với người ấy? Chúng ta
sẽ gọi người ấy thế nào?