sôi hỏng bỏng không, bớ chị!
Diễm thụi cho Tuyết một cái vào mạng mỡ rồi lữõng thững đi ra. Nàng
chào Khải bằng cái cười đẹp nhất của mình.
- Anh!
Chưa bao giờ Diễm niềm nở với Khải như lần này. Tuồng như sau khi đọc
cái thư của Đạt và nghĩ tới Đạt nhiều hơn là nghĩ tới Khải, Diễm cảm thấy
cần phải đền bù lại cho Khải:
- Anh dùng gì để em lấy! Em pha cà-phê cho anh uống nhé!
Diễm kém Khải sáu tuổi, nhưng con gái thường sớm khôn hơn con trai, nên
trong cách đối xử với Khải, Diễm có vẻ già dặn hơn. Không phải Khải là
đứa ngốc nghếch ngây thơ: Trái lại, Khải là một thanh niên có học, đẹp trai,
khoẻ và thông minh.
Nhưng dù sao, Khải vẫn chỉ là một bạch diện thư sinh chưa từng sống, chưa
có kinh nghiệm và nhất là chưa niếm mùi cay đắng của đời, nên vẻ mặt
cũng như cử chỉ, ngôn ngữ vẫn có vẻ “non choẹt”; trong khi Diễm, vì có
nhan sắc, lại sống trong một gia đình phóng khoáng, luôn luôn bị bọn đàn
ông đủ các loại, các cỡ tấn công, mưu lợi dụng, khiến nàng phải đem tất cả
bản năng tự vệ của người đàn bà ra đối phó, do đó nàng rút được nhiều kinh
nghiệm sống và có vẻ từng trải hơn Khải. Diễm lại thông minh, tế nhị, có
cái cảm quan bén nhậy của người đàn bà, nên nàng có những nhận xét rất
tinh vi về đàn ông; chỉ qua một cái thoáng nhìn, hay một cử chỉ nhỏ bé,
Diễm hiểu ngay lòng dạ của họ, hiểu cả những ý nghỉ thầm kín của họ. Cho
nên Khải rất mê say Diễm, vì Khải cảm nghĩ gì, ao ước gì, Diễm điều biết
trước, đoán trước, cả những phản ứng bất ngờ của Khải.
Khải học y khoa, sắp thi ra. Chàng là con nhà giàu, dòng dõi gia thế. Khải
là người có trí, có lý tưởng; tuy cái trí, cái lý tưởng của chàng cũng chỉ là
chịu khó học cho thành tài, mưu một địa vị trong xã hội.
Ngoài ra, Khải không băn khoăn, thắc mắc gì. Những đau khổ của lớp
người thời đại đối với chàng thật xa lạ, vì từ bé đến lớn chàng vẫn sống
trong nhưng lụa, trong thừa thải, chàng ích kỷ một cách hồn nhiên, vôi tội!
Đối với đàn bà, từ trước đến nay, Khải cũng chỉ lơ mơ quen biết một vài nữ
sinh, một vài bạn gái, nhưng khi chàng gặp Diễm, thì tiếnt sét của ái tình