nhiên thấy mình buồn bực—buồn bực và hờn ghen hơn cả Khải từ biệt
Diễm—vì thấy Diễm mặc cái áo do chàng đã chọn màu, để đi chơi với
Khải! Nhất là lại đi chơi với Khải sau khi chàng đã viết cho Diễm cái thư
do Huyền trao!
Lòng tự ái của Đạt khiến Đạt nghĩ rằng Diễm không thể nào lại vô tình đến
mức vui vẻ đi chơi với Khải, sau khi đọc thư mình. Đạt có ngờ đâu chính vì
Diễm đã nghĩ nhiều tới Đạt nên đã đi chơi với Khải, để “đền bù” lại cho
Khải. “Hay Huyền chưa đưa thư cho Diễm?” Đạt tự hỏi như vậy và chợt có
ý nghĩ tìm đến trường, đón Huyền để hỏi xem Huyền đã đưa thư chưa?
Đạt liền lùi lũi gọi taxi, lại thẳng trường Gia Long. Nhưng khi chàng tới, thì
còn gần hai mươi phút mới tan học. Đạt đành bách bộ trước cổng trường,
thất thểu như một cậu học sinh vị thành niên sớm si tình. Trước khi viết thư
cho Diễm, Đạt vẫn băn khoăn, tự hỏi liệu mình còn có thể “đau khổ” vì yêu
được nữa không, mình có thể “trẻ con và ngây thơ” như những tình nhân
yêu nhau lần đầu tiên không? Thì lúc này chàng tự bắt chợt thấy nình đang
“đau khổ”, đang hờn ghen một cách rất không đâu!
Đạt bắt chợt thấy mình đang sốt ruột, chờ đợi từng phút, từng giây—không
phải để được gặp người yêu—mà chỉ là để được gặp em gái của người yêu,
thì chàng không khỏi cười thầm, tự nhủ: “Ta yêu thực rồi! Ái tình “con nít
hóa” mình rồi!”.
Đạt đang ngớ ngẩn, nghếch mắt nhìn lên cái đồng hồ lớn trước cổng trường
thì một bàn tay đập nhẹ lên vai chàng:
- Đi đâu mà lại lò dò ở đây?
Đạt giật mình quay lại, hốt hoảng như người làm điều lỗi bị bắt quả tang
phạm pháp: Đó là Lữ, một giáo sư Việt Văn của trường nữ học. Đạt gượng
gạo, vụng về bắt tay Lữ, miệtn ấy úng:
- Tôi… tôi đến đón đứa cháu!
- Thế à?
Lữ không mảy may nghi ngờ Đạt, vì Đạt vẫn được tiếng là đứng đắn.
Nhưng nghe Lữ buông thõng hai tiếng “thế à”, Đạt có cảm tưởng như Lữ
đã đi guốc trong bụng mình và Lữ thừa hiểu tại sao chàng lại đứng vớ vẩn
trước cổng trường. Đạt ngượng ngập hỏi Lữ: