buổi biểu diễn. Cô học âm nhạc dân tộc, thậm chí đến quốc họa, thư pháp
và khiêu vũ cũng thiên về các dân tộc hơn, nên không mấy thân quen với
nơi này.
Cô vào trong đại sảnh nguy nga lộng lẫy, ngồi trên chiếc ghế nhung đỏ
thuộc về riêng mình trong đêm nay, nghe những người ngồi sau nhắc đến
những cái tên xa lạ của đoàn ba lê viện kịch Moskva như Filin và
Gracheva
(*)
, hay nói về vở kịch Hồ thiên nga sẽ công diễn tối nay.
(*) Tên của các diễn viên múa ba lê nổi tiếng đã tham gia diễn vở Hồ thiên nga: Sergey Filin và
Nadezhda Gracheva.
“Đây là một vở ba lê đã được tập luyện từ hơn ba mươi năm về trước,
nhưng năm ngoái mới được biểu diễn lần đầu tiên tại Nga.” Quý Thành
Dương ra hiệu cho cô cởi áo khoác để lát nữa không bị nóng.
“Tại sao thế?”
“Bởi vì vào thời điểm đó, chủ nghĩa xã hội Liên Xô không cho phép diễn
bi kịch.” Quý Thành Dương cười, “Em đã hiểu chưa?”
“Sau khi Liên Xô giải thể là được diễn ạ?” Kỷ Ức lập tức nhớ đến thời
gian Liên Xô giải thể theo phản xạ, “Chẳng phải Liên Xô đã giải thể năm
91 rồi ư? Tại sao không diễn luôn từ thời điểm ấy?”
“Chuyện này thì chúng ta không thể biết được.”
Cô đáp “Ừm” rồi hồi tưởng lại: “Kết thúc của Hồ thiên nga là bi kịch ạ?
Sao em lại nhớ rằng nó có kết thúc tốt đẹp vẹn toàn nhỉ?”
Anh hiểu ngay: “Ý em là phiên bản truyện cổ tích hả?”