“Phải!” Quý Noãn Noãn chán nản, “Họ từ nhỏ đến lớn chỉ toàn đọc
những tin tức này nên tư tưởng đã thành thâm căn cố đế rồi.”
Thế là câu chuyện trong xe liền từ cuộc tranh cãi về quan niệm giữa cặp
tình nhân trở thành tiêu chuẩn khách quan cho các tin tức thời sự…
Tài xế cũng là một thanh niên yêu nước tiêu chuẩn, khi nghe thấy Quý
Thành Dương nói về những chuyện này thì thi thoảng cũng sẽ thể hiện sự
phẫn nộ của mình. Bạn trai của Quý Noãn Noãn nghe không hiểu, còn ngỡ
rằng mấy người kia đang nói chuyện không liên quan đến mình. Anh ta cúi
đầu nghịch chiếc Blackberry trong tay để kiểm tra email của công ty.
Bên đó, người đàn ông bị bạn gái tố cáo đang nhanh chóng gõ chữ để thu
xếp công việc. Bên này, Quý Thành Dương đã nói đến ý nghĩa quan trọng
của công việc phóng viên nhà báo.
“Cứ như những người ngoại quốc chưa từng chứng kiến vụ thảm sát tại
Bắc Kinh, không xem các phim tài liệu lịch sử thì không thể nào tin được
những hành động tàn nhẫn này. Tương tự, còn có nạn diệt chủng Rwanda
(*)
năm 1994, không có phóng viên nào đưa tin khách quan và cũng chẳng có
ai tin rằng, chỉ khoảng một trăm ngày mà đã chết gần một triệu người.”
(*) Cộng hòa Rwanda là một quốc gia nhỏ nằm kín trong lục địa tại vùng hồ lớn Trung Đông
Phi, dân số xấp xỉ 9 triệu người. Nước này nổi tiếng trên thế giới vì nạn diệt chủng dẫn tới cái chết
của 1 triệu người chỉ trong 100 ngày nội chiến đẫm máu năm 1994.
“Em từng xem cuộn băng hồi ức của một phóng viên nói về hiện trường
thảm sát Rwanda này.”
Kỷ Ức nhớ đến hiện trường thảm sát mà người phóng viên đó miêu tả:
Dưới chân chẳng hề có đường đi, chỉ có thể dẫm lên những xác chết để tiến
lên phía trước, mỗi một bước chân đều như dẫm lên những miếng bọt biển