- Thỏ lớn thỏ nhỏ không khác nhau, ai phí công đi bắt thỏ lớn đây?
Sau một thời gian suy nghĩ, thợ săn quyết định không dùng xương để
trả cho số lượng thỏ, mà dùng phương pháp đánh giá hiệu quả: cứ một thời
gian lại thống kê trọng lượng thỏ của từng con săn về, từ đó trả công theo
từng giai đoạn.
Cách quản lý mới của thợ săn lập tức có tác dụng, số thỏ bầy chó săn
về tăng cả số lượng lẫn chất lượng. Thợ săn rất đắc ý.
4. Thế nhưng, ngày này qua ngày khác, thợ săn lại thấy số thỏ bầy chó
săn về giảm rõ rệt, mà những con chó càng nhiều kinh nghiệm thì lại đem
về càng ít thỏ.
Thợ săn hỏi bầy chó. Bầy chó đáp:
- Quãng đời đẹp nhất của bọn tôi đều là cho ông, chủ nhân. Nhưng giờ
bọn tôi ngày một già. Khi không bắt được thỏ nữa, ông có còn cho tôi
xương không?
Thế là thợ săn thống kê lại toàn bộ số thỏ bắt được của từng con, tiến
hành phân tích, đưa ra quy định mới về trả công: Nếu bắt được số thỏ vượt
một mức nhất định, chó săn khi về già sẽ được trả số xương nhất định.
Bầy chó vui sướng, tất cả lại lao đi săn, cố để hoàn thành nhiệm vụ
ông chủ giao. Qua một thời gian, một số chú chó đã hoàn thành chỉ tiêu.
5. Một thời gian sau, có một con nói:
- Chúng tôi cố gắng thế mà chỉ được trả mấy khúc xương, mà số thỏ
tôi săn được quý gấp bao nhiêu lần xương. Vì sao chúng tôi không bắt thỏ
cho chính mình nhỉ?
Thế là có mấy chú chó bỏ thợ săn, tự mình lập xưởng bắt thỏ.
Vậy câu chuyện có ý nghĩa gì? Đó chính là các bước phát triển của
khoa học quản lý.
Không chỉ có thợ săn, ngay cả chó săn cũng có nhu cầu lập nghiệp.
Nhìn từng chú từng chú chó săn bỏ đi, vì sao chúng ta không tạo cho
họ cơ hội lập nghiệp trong nội bộ công ty? Nếu trong công ty có “Hội khích
lệ nhân viên lập nghiệp”, hội sẽ tìm những cách thức thích hợp để khích lệ
và giúp đỡ nhân viên lập nghiệp. Như vậy, một mặt công ty có thêm nhiều