yêu cầu cho những thứ nhỏ nhất. Khi một thư ký đến chỗ ông ta bởi vì cô
hết phiếu yêu cầu, ông ta bảo cô: “Hãy điền vào phiếu yêu cầu”!!!
Một cơ chế quan liêu cứng nhắc thường làm nản lòng mọi người bởi vì
bản thân những người quan liêu bảo thủ làm việc kém hiệu quả đã đành, họ
lại còn cản trở hiệu quả làm việc của những người khác. Những người quan
liêu đã quá bận rộn với việc bảo vệ quyền lực và ảnh hưởng của họ đến
mức họ sẽ chặn tất cả mọi luồng thông tin cần thiết và phá hủy tất cả mọi
cơ hội thành công chỉ để tăng thêm sức mạnh của họ.
“Luật rừng” trong kinh doanh ngày xưa “Thành công của mày là thất bại
của tao” được thực hiện một cách đầy đủ trong cơ chế quan liêu nặng nề
nhiều tầng lớp quản lý bây giờ. Sự ganh đua là một phần của bản chất con
người. Nhưng thường thì những vấn đề càng vụn vặt, sự ganh đua càng trở
nên vô lý và sự tranh đấu càng trở nên phản tác dụng.
Cả tổ chức trở nên giống như Gulliver bị vây bởi hàng trăm người dân
trên đảo Lilliput
. Người ta nói rằng đó là một trò chơi mới có tên là
“Thủ tục hành chính”. Mọi người đứng quanh một vòng tròn và ai làm bất
cứ việc gì đầu tiên sẽ là người thua cuộc!
Nếu bạn muốn mất đi một nhân viên tài năng, hãy đảm bảo rằng vấn đề
hành chính được đặt lên trước tất cả những vấn đề khác! Hãy yêu thủ tục
hành chính!
Những chuyên gia về nhân sự đã nói với tôi rằng khi bị mất đi một người
quản lý cấp trung, chi phí tìm kiếm và đào tạo người thay thế ít nhất sẽ
bằng hai lần mức lương hàng năm trả cho người nhân viên cũ. Như vậy, rất
đáng để chúng ta cố gắng giữ những người giỏi ở lại. Trong những năm
tháng tôi làm việc ở Coca-Cola, chúng tôi đã đấu tranh để giữ cho bằng
được người tài, và hầu hết các công ty khác cũng vậy. Trong những doanh
nghiệp có quy mô trải rộng trên toàn cầu, không thể tránh được việc có một
số người bị những công ty khác lôi kéo mất. Nhưng nếu chúng tôi biết rằng
một nhân viên nào đó chúng tôi đánh giá cao mà cảm thấy không hài lòng,
chúng tôi sẽ nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân và cố gắng thay đổi tình