có một mức lợi nhuận biên khá lớn, tuy nhiên khoảng cách đó đang hẹp dần
lại và đối thủ cạnh tranh chính của Coca-Cola đã lớn mạnh lên.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo ở Coca-Cola vẫn rất cứng rắn. Họ không hề
tìm kiếm một loại bao bì mới cho sản phẩm của mình. Bên cạnh đó, họ còn
lý luận rằng với một lượng sản phẩm nhiều gấp đôi trong một chai, đồng
thời chi phí mua đường cũng tăng gấp đôi sẽ làm Pepsi nhanh chóng bị phá
sản.
Nhưng điều đó không xảy ra.
Cuối cùng, năm 1955, khi phải đối mặt với việc doanh số bán hàng tại
các siêu thị giảm cực kỳ mạnh, sự cứng nhắc của Coca-Cola mới biến mất.
Công ty đưa ra ba loại chai mới: Chai cỡ lớn (king-sized) 10 ounce, chai 12
ounce và chai 26 ounce cho gia đình (family-size).
Có rất nhiều công ty gia công đóng chai của chúng tôi cũng không linh
hoạt.
Năm 1974, khi tôi điều hành công ty tại Mỹ, điều tối cần thiết đối với sự
sống còn của mọi người là các công ty gia công đóng chai phải để chúng tôi
thay đổi một số điều khoản trong hợp đồng với họ. Điều đó là vì lợi ích tốt
nhất của chính họ nhưng một số công ty lại không thấy vậy. Họ bám chặt
với quá khứ và không thay đổi.
Hệ thống gia công đóng chai của chúng tôi rất thành công nhưng đã lỗi
thời. Những khu vực gia công đầu tiên được xây dựng nên vào cuối thế kỷ
19 và đầu thế kỷ 20, trên cơ sở tính toán quãng đường mà người có thể đến
và về bằng xe ngựa trong vòng một ngày. Việc duy trì những khu vực gia
công đó là hợp lý, tuy nhiên các khách hàng có chuỗi cửa hàng lớn và hoạt
động trải rộng khắp nhiều khu vực khác, và điều đó khiến cho việc duy trì
một mức giá chung trở nên hết sức khó khăn. Cuối những năm 1960, khả
năng phục vụ những chuỗi cửa hàng lớn của công ty hết sức hạn chế. Tuy
nhiên nhiều công ty gia công đóng chai vẫn không chịu bán, di chuyển hay
sáp nhập. Và họ tiếp tục giữ cái hợp đồng có hiệu lực vĩnh cửu của mình.
Không linh hoạt và cũng không nhận thức ra điều đó, các công ty gia công