Điều răn 4
Hãy tự mãn, cho là mình không thể phạm sai lầm
TRƯỚC HẾT, đừng bao giờ thừa nhận một rắc rối hay một lỗi lầm nào.
Nếu có một điều gì đó dường như đi sai hướng, hãy giấu nó đi, hoặc tốt
hơn là chờ cho đến khi xảy ra một cuộc khủng hoảng lớn, rồi đổ lỗi cho
một vài ngoại lực nào đó, hoặc đổ lỗi cho một ai đó. Khách hàng thường rất
phiền phức. Bạn có thể đổ lỗi cho họ về bất cứ sai sót nào.
Báo cáo thường niên luôn làm tôi thấy buồn cười, đặc biệt là phần “thư
gửi các cổ đông”. Hết báo cáo này đến báo cáo khác, ngay cả khi công ty
có một năm tệ hại, lá thư của chủ tịch gửi cho các cổ đông vẫn cứ liệt kê
hàng loạt nguyên nhân khách quan, từ biến động tỉ giá không lường trước
được cho đến những ảnh hưởng xấu từ thiên tai, cũng ngoài ý muốn và khả
năng dự báo. Chắc hẳn các bạn cũng đã rất nhiều lần đọc những lời thừa
nhận về sự bất lực thụ động của họ một cách vô trách nhiệm và chung
chung, kiểu như “Đã có sai sót xảy ra.” Cây xanh thì bị đốn, không khí thì
đầy bụi bặm, nhưng người chịu trách nhiệm về những chuyện đó thì xác
nhận một cách vô tình: “Đã có sai sót xảy ra”. Tất nhiên là người đó cũng
ngụ ý hoặc nói thẳng ra rằng “...nhưng không phải do tôi”.
Vì vậy, thật thú vị khi đọc những bức thư huyền thoại gửi các cổ đông
của Warren Buffet ở cương vị Chủ tịch công ty Berkshire Hathaway. Trong
một năm nào đó, tình hình hoạt động của công ty không được bằng năm
trước đó, hoặc không như mong đợi, Warren nói ngay: “Điều đó là không
tốt và đó là do lỗi của tôi”. Cho dù ông đã có những thành tích không thể kể
hết trong việc phân bổ vốn đầu tư một cách hiệu quả, ông không bao giờ
tuyên bố là mình không thể phạm sai lầm. Ví dụ như trong bức thư gửi các
cổ đông năm 1996, Warren nói đến những rắc rối của khoản đầu tư của
công ty Berkshire vào công ty hàng không USAir và bình luận: “Trong một
bối cảnh khác, một người bạn của tôi đã có lần hỏi tôi: “Nếu anh giàu đến