Fei lại là cái trở ngại đã làm cho chàng khó chịu.
Bao lâu ông thầy còn sống, chàng không có thể cho mình là tay xạ thủ số
một được. Nếu chàng ngang tài với Wei Fei chăng nữa, chàng biết chàng
không bao giờ có thể hơn ông. Con người ấy tiêu biểu một sự đính chính
sống động cho cái cao vọng của chàng ở địa vị tối thượng.
Một hôm, đang khi đi dạo ngang qua một cánh đồng, Chi-Ch’ang thoáng
thấy bóng dáng Wei Fei từ đằng xa. Không một chút do dự, chàng giương
cung và buông tên. Tuy nhiên, ông thầy già của chàng linh cảm điều gì
đang xảy ra, nên cũng đã giương cung nhanh như chớp. Hai người buông
tên cùng một lượt. Hai mũi tên của họ đã gặp nhau giữa đường và rơi
xuống đất. Chi Ch’ang bắn ngay mũi tên thứ hai, mũi tên nầy cũng bị gãy
ngay giữa đường vì một mũi tên khác bởi cây cung "bất khả ngộ" của Wei
Fei.
Cuộc đấu ấy tiếp tục mãi cho đến khi ống tên của ông thầy đã hết sạch,
nhưng người học trò còn lại một mũi.
Chi Ch’ang rút mũi tên, lẩm bẩm: "Ta gặp may rồi!"
Ông Wei Fei vội bẻ một cọng cây trong một bụi sơn trà cạnh đấy. Mũi
tên vừa bay vừa rít lên trong không khí, chạm mạnh vào cọng cây sơn trà
và rơi xuống đất.
Nhận thấy mưu toan hiểm độc của mình bất thành, đột nhiên Chi Ch’ang
cảm thấy lòng mình ngập tràn hối hận. Và chàng càng hối hận hơn nếu một
trong những mũi tên của chàng đã trúng đích.
Phần Wei Fei, ông cảm thấy an ủi vì đã tránh được một hiểm họa như
vậy, và ông còn cảm thấy thỏa lòng hơn khi ông khám phá ra rằng ông
không mảy may căm giận tên sát nhân tuyệt thủ. Đó chính là cái năng tính
mới của ông. Hai người vội vàng ôm lấy nhau, tay trong tay một cách hết
sức chân thành, nước mắt rưng rưng. Những phong tục và thái độ của
người xưa lạ lùng thật! Thời đại bây giờ không thể tưởng tượng được!
Lòng dạ con người đã đổi thay quá nhiều sau bao thế kỷ. Nếu không, làm
sao có thể giải thích được việc tên đầu bếp của Hoàng cung tên là I Ya đã