TRÁNH XUNG ĐỘT DẪN TỚI BẾ
TẮC, ĐỘT PHÁ MỌI CỬA NGÕ
Trong đàm phán thương mại, mỗi bên cần hết sức tránh để rơi
vào trạng thái bế tắc lâu dài. Điều này đòi hỏi người đàm phán
phải tránh xung đột, đột phá mọi ngõ ngách, đưa đàm phán về
hướng có lợi cho mình. Phương pháp cụ thể như sau:
1. Biện pháp đàm phán là trước tiên tập trung giải quyết một vấn
đề nào đó, sau đó sẽ thảo luận vấn đề thứ hai. Dùng biện pháp
này trước hết phải bắt đầu từ vấn đề thứ nhất, xác định rõ
phạm vi rồi thảo luận thật sâu. Tiếp đó đến vấn đề thứ hai
và lần lượt tới các vấn đề khác.
2. Trong đàm phán thương mại cần vận dụng một số sách lược để
tạo bầu không khí thành thật, hợp tác, tích cực, đạt tới một hiệp
định trên cơ sở những lợi ích chung để dù có không thành công
trong làm ăn nhưng vẫn giữ được tình nghĩa lâu dài.
3. Sau khi đàm phán một thời gian, cần phải bố trí nghỉ 5 - 10
phút để hai bên có thời gian xem lại kế hoạch của mình và có thể
đưa ra những phương án, ý tưởng mới và làm cho sinh lực tập
trung lại. Trong thời gian nghỉ phải củng cố và nắm chắc các
vấn đề đã đàm phán, xác định nghị trình mới và dự kiến vấn
đề bất lợi có thể xảy ra trước khi ký kết.
4. Khi đàm phán phải xác định thời gian kết thúc, tránh đàm phán
kéo dài, phải dùng từ ngữ uyển chuyển để thông báo thời gian. Ví
dụ: “Nếu chúng ta kết thúc đúng giờ, chúng tôi sẽ kịp chuyến
bay lúc 18 giờ. Chúng tôi sẽ cố gắng kết thúc đúng giờ. Các
ngài nghĩ sao?”, hoặc: “Nếu như chúng ta có thể ký được hiệp
định trước ngày 4 tháng 6 thì thật đáng vui mừng. Nếu được vậy,