tôi có thể vui lòng đến hợp tác làm ăn với công ty B”. Cách nói
mang tính xây dựng đó dễ được đối phương đồng ý.
5. Khi đàm phán rơi vào bế tắc, có thể dùng phương thức kể một
câu chuyện hài hước, hóm hỉnh hoặc cùng đi uống trà để thay đổi
không khí; hoặc chuyển chủ đề khác, trước tiên cần tránh xung
đột để chuyển đổi xu thế. Ăn cơm có lợi cho việc cải thiện bầu
không khí đàm phán, khi cùng nhau ăn cơm hoặc chơi bowling sẽ
tạo bầu không khí tin cậy hơn. Khi việc đàm phán không tiến
triển như ý, có thể thực hiện theo những điều nói trên, sẽ có lợi
cho việc tạo không khí tin cậy và thẳng thắn cho những cuộc đàm
phán tiếp sau.
MỖI NGƯỜI MỖI KHÁC, KHÔNG
THỂ COI AI CŨNG NHƯ AI ĐƯỢC
Trong đàm phán, đối phương của chúng ta gồm rất nhiều
kiểu người nhưng dù người đó kinh nghiệm rất phong phú chăng
nữa thì không phải lúc nào cũng thành công. Vì vậy, cần phải điều
chỉnh theo tính cách của mỗi đối tượng khác nhau. Cụ thể:
1. Đối thủ cứng rắn:
Họ là người chuẩn bị rất chu đáo và hoàn mỹ trước khi đàm
phán, trực tiếp bày tỏ hy vọng đàm phán thành công, hình thức giao
dịch chuẩn xác, có nghị trình đàm phán rõ ràng. Bảng báo giá và lời
thuyết minh của họ rất rõ ràng và kiên quyết. Họ không muốn
nhượng bộ đối phương, không thích mặc cả. Với kiểu người này phải
thăm dò trước khi họ báo giá, nêu rõ lập trường của mình, cố gắng
đưa ra các chi tiết mà họ không ngờ tới.