dùng nó để tâng bốc đối phương, nếu không sẽ gây hậu quả
ngược lại.
7. Cần nói những lời từ đáy lòng bằng cách vận dụng cả ngôn ngữ
cơ thể (tay, mắt, miệng...) nhằm thuyết phục đối phương.
8. Khi đàm phán phải nói rõ ràng, mạch lạc, thái độ vui vẻ mới có
thể thu hút đối phương, ngữ điệu phải ấm, trầm.
9. Phát âm phải chuẩn xác, rõ ràng, rành mạch, khiến đối phương
hiểu rõ và theo ý mình.
10. Trong đàm phán, nói nhanh hay chậm cũng cần phải biết vận
dụng khéo léo, tùy từng lúc, từng trường hợp để dùng cho đúng.
11. “Tạm ngừng” là một diệu kế trong đàm phán nhưng cần vận
dụng đúng, “tạm ngừng” để chỉnh lý tư duy của mình, hoặc để đối
phương nhanh chóng đưa ra quyết định.
12. Trong đàm phán, âm lượng của lời nói cũng rất quan trọng. Tốt
nhất là làm sao để đối phương nghe rõ lời mình nói.
13. Câu chữ trong đàm phán phải phối hợp biểu thị tình cảm. Mỗi
câu, chữ đều có ý nghĩa nhất định, nhưng chỉ dùng câu chữ để
biểu đạt ý tứ của mình thì chưa đủ mà phải kèm theo cảm xúc của
mình, tinh thần và thái độ nữa mới rung động và hấp dẫn người
nghe.
14. Khi đàm phán, dùng từ ngữ phải nhã nhặn, phát âm phải chính
xác, điều đó gián tiếp thể hiện học vấn của bạn, có ảnh hưởng
tích cực tới hiệu quả của đàm phán.