100 ĐIỀU NÊN LÀM NÊN TRÁNH TRONG KINH DOANH - Trang 122

9. Nên nhớ câu nói: “Việc này để tôi suy nghĩ thêm đã?" cũng là một

kiểu nhượng bộ.

10. Nếu không được lợi lớn phải được lợi nhỏ, cùng lắm cũng phải

được một lời hứa.

11. Chớ nhẹ dạ, cần nhớ, mỗi bước nhượng bộ phải có lợi.

12. Đừng ngại nói “không” nhưng cần phải nhẫn nại, trước sau như

một.

13. Dù nhượng bộ nhưng không được trệch hướng, phải đảm bảo được

lợi ích toàn cục.

14. Giả sử sau khi nhượng bộ mà bạn thấy hối hận thì cũng chớ

ngại, đó không phải là hiệp định, tất cả còn có thể làm lại.

15. Chớ nhượng bộ quá nhanh hoặc quá nhiều, tránh để đối

phương kiên quyết giữ giá. Trong quá trình đàm phán, cần phải
chú ý số lần và quá trình nhượng bộ của đối phương.

KHÔNG NÊN ĐÀM PHÁN KHI ĐỐI

PHƯƠNG ĐANG CÓ LỢI THẾ

Trong quá trình đàm phán thương mại, địa điểm đàm phán

thường là vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất, vì lựa chọn địa điểm
có quan hệ chặt chẽ tới cả hai bên. Nói chung, địa điểm có lợi cho bên
nào thì bên ấy có thể thao túng đối phương. Vấn đề này không
thể xem nhẹ.

1. Tốt nhất là đàm phán ngay trong nhà mình. Trong cuốn sách

“Lãnh thổ quan trọng”, Robert Acheon viết: Các loài vật khi ở
trên lãnh thổ của mình có khả năng bảo vệ mình tốt nhất. Được

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.