6. Sau khi tìm hiểu được nguồn gốc vấn đề rồi phải cân nhắc
xem có dễ đối phó không.
7. Dùng hình thức phỏng vấn để trả lời đối phương, làm họ phải
trả lời trước. Ví dụ, bạn có thể hỏi lại đối phương: “Có phải anh
đang lo lắng về phí bảo dưỡng quá đắt phải không?”. Rất có
khả năng đối phương sẽ khẳng định điều đó.
8. Không nên đồng ý với ý kiến phản đối của khách hàng, bởi như
vậy sẽ càng củng cố lập trường của họ.
9. Giả sử vấn đề phản đối mà đối phương đưa ra rất dễ đối
phó thì bạn chứng minh ngay và yêu cầu đối phương đồng ý
với mình.
10. Ngược lại, ý kiến mà họ đưa ra làm bạn bối rối thì cố gắng
trả lời mềm dẻo để trì hoãn, sau đó sẽ chỉ ra một số nhược điểm
của khách.
RA HIỆU CÒN HƠN LÀ NÓI THẲNG
Khi đàm phán đến giai đoạn ký kết, ra hiệu cho đối phương
tiến hành ký ngay là rất quan trọng. Cách này thường làm đối
phương dễ chấp nhận hơn là nói thẳng. Ta có thể áp dụng các cách
sau:
1. Tấn công chính diện, nhắc lại yêu cầu ký hợp đồng. Ví dụ nói
rằng: Chúng ta đã cùng đồng ý mọi chuyện rồi, vậy còn chờ gì
nữa?
2. Giả sử đối phương không đồng ý ký hợp đồng, phải hỏi họ lý
do. Nếu ta dành cho họ cơ hội nói, họ sẽ có dịp giải thích cho ta
hiểu.