SAU ĐÓ KIẾM LỜI
Đây là chiến lược mà các doanh nghiệp yếu hơn thường áp
dụng, đó là kế khiêu khích ly gián để hai doanh nghiệp lớn tấn
công lẫn nhau, còn mình ngồi giữa hưởng lợi.
Ví dụ, thị trường đàn Piano ở Đài Loan lâu nay đều do hai công
ty Shanye và Hehe lũng đoạn. Để thay đổi tình hình bất lợi, các công
ty nhỏ đã áp dụng chiến thuật trên, khiêu khích để hai công ty này
đấu đá nhau.
Trên thực tế, để làm được việc đó không dễ, đòi hỏi phải có lòng
nhẫn nại và một cảm giác nhạy bén, trước tiên phải biết lúc nào là
thích hợp để đưa ra độc chiêu đó.
Có một câu chuyện kể rằng, trên một con phố có ba cửa hàng
bán lụa cách nhau không xa lắm, đó là cửa hàng nhà họ Vương, nhà
họ Lý và nhà họ Chu. Ba cửa hàng tạo thành thế chân vạc rất vững
chãi. Nhưng đột nhiên, không hiểu vì lý do gì, cửa hàng nhà họ Vương
treo tấm biển “Bán hàng đại hạ giá”. Khách hàng thấy vậy hầu
như kéo cả sang đó mua hàng. Để cứu vãn tình thế, hai cửa hàng còn
lại cũng đành phải bán “đại hạ giá” theo để khỏi mất khách. Một thời
gian sau, cuộc cạnh tranh giữa hai cửa hàng nhà họ Vương và họ Lý
lại nổ ra, một đợt tranh giành khách bằng cách bán “đại hạ giá” lại
bùng nổ. Lúc ấy, cửa hàng nhà họ Chu quyết định không tham gia
trò chơi này nữa và bắn tin, do bị lỗ vốn nên tạm đóng cửa, ngồi
nhìn cuộc thư hùng giữa hai họ Vương và Lý.
Quả nhiên, cuộc mua bán diễn ra rất tấp nập, khách hàng đổ xô
tới mua hàng, hai cửa hàng liên tiếp hạ giá, rất nhiều người tới
mua từng cây, từng cây vải một. Tới khi cả hai cửa hàng hầu như đã
bán hết hàng, kiểm tiền mới giật mình nhận thấy mình đã lỗ vốn
quá lớn, họ cũng phát hiện ra rằng, rất nhiều khách đến mua