Các doanh nghiệp nhỏ muốn đột phá và thách thức với các
doanh nghiệp lớn hoàn toàn không phải là chuyện dễ dàng, nó đòi
hỏi người lãnh đạo phải thông qua các biểu hiện bề ngoài mà nắm
được bản chất của vấn đề, tức là qua các biểu hiện tượng hư để
thấy được cái thực, thấy được tiềm lực của thị trường. Muốn làm
được như vậy phải có sức quan sát nhạy bén, sức tưởng tượng phong
phú.
Một nhà máy sợi hóa học có thiết bị và kỹ thuật rất tốt, nhưng
lúc đó ông chủ thấy thị trường vải bông bán rất chạy, còn thị trường
vải sợi nhân tạo lại đang bị cạnh tranh rất gay gắt nên đã quyết
định chuyển sang sản xuất vải sợi bông. Nhưng tiếc thay, nguyên
liệu bông xơ ngay cả ở các nhà máy cũ cũng không đủ huống gì là
nhà máy mới; cùng lúc đó, thị trường vải sợi nhân tạo lại phát triển,
vậy là ông chủ kia mất cả chì lẫn chài, cả nhà máy bị ngừng trệ.
Từ đó có thể thấy, doanh nghiệp nhỏ phải nhận thức đúng ưu
thế của mình bởi việc sinh tồn trước một kẻ địch mạnh không phải
là chuyện dễ.
MỞ CÁC THỊ TRƯỜNG MỚI SẼ
ĐƯỢC LỢI LỚN
Đứng trước những khu vực trống (chưa có người kinh doanh),
mỗi doanh nghiệp có cách nhìn khác nhau. Nhưng thực tế là những
vùng trống đó có tiềm lực vô cùng lớn. Những đối thủ cạnh tranh
thông minh cần phải hiểu được điều này.
Nghe nói hai nhà máy sản xuất giày của Mỹ và Anh đều có dự
định mở một thị trường mới trên một quần đảo ở Thái Bình Dương.
Cả hai nhà máy đều cử người tới đó điều tra thực tế. Sang ngày