3. Cần nghiên cứu uy tín của công ty xây dựng hoặc công ty nhà ở,
như khả năng tài chính, chất lượng công trình đã làm.
4. Khi ký kết cần chú ý xem có điều nào ảnh hưởng tới sự chuyển
nhượng hay không để tránh bị gây khó dễ sau này.
5. Khi tìm đối tác để chuyển nhượng, cần thông qua ngành quản
lý nhà đất.
6. Qua công ty kinh doanh nhà ở và công ty tư vấn để thăm dò tình
hình liên quan, đồng thời tham khảo sự thay đổi của thị trường
cổ phiếu, vàng bạc.
7. Lưu ý các khoản thuế liên quan đến mua bán nhà đất.
8. Phải hết sức chú ý tới hiện tượng quảng cáo khoa trương, thiếu
thực tế. Ví dụ, quảng cáo rùm beng trên các phương tiện phát
thanh, truyền hình, báo chí hoặc mượn tiếng của người khác để
quảng cáo cho mình dễ làm người đầu tư nhầm lẫn, mua lầm;
hoặc đưa phí quảng cáo quá cao vào giá.
9. Lý tưởng nhất là phối hợp được nhà đầu tư và doanh nghiệp để
cùng tạo ra phương pháp đầu tư mới, thành công hơn.
10. Chú ý xem quyền sử dụng có rõ ràng không, đất có được phép
làm nhà không để tránh sau khi mua không làm nhà được, gây
nhiều điều đáng tiếc.
11. “Những tin tức nội bộ” do chủ doanh nghiệp chủ động cung cấp
cần hết sức cảnh giác xem có gì lệch lạc không hay mang mục
đích gì khác, gây nhiễu thông tin.
12. Đầu tư bất động sản giống như trồng cây lâu năm, ít nhất 10
- 15 năm mới cho kết quả.