Hãng Toyota đã dùng nhiều biện pháp để tổ chức một mạng lưới
tiêu thụ rộng lớn và rất phát triển. Họ định giá xe theo tiêu chuẩn
“Bao nhiêu tiền thì bán được”. Khi mới tung ra thị trường, xe Toyota
thường bán giá thấp để kích thích sức mua. Chờ khi nhu cầu tăng
lên đến mức có thể sản xuất số lượng lớn mới là lúc kiếm lợi
nhuận. Để kích thích thị trường, hãng còn liên tục giảm giá để tăng
sức mua; ngoài ra họ còn đưa xe sang các nước bán thử, sau khi cải
tiến một số chi tiết cho phù hợp, sẽ chính thức tấn công vào các
thị trường đó, bằng hình thức hợp tác chuyển giao công nghệ cho
các nước sở tại để chiếm lĩnh thị trường, mở rộng thị phần.
Tất cả những điều trên cho thấy, một khẩu hiệu kinh doanh dễ
hiểu và dễ thu hút mọi người thường quyết định hiệu suất và tốc
độ sản xuất của doanh nghiệp. Khẩu hiệu mà Toyota đề ra đã đưa
hãng bước vào một thời kỳ sản xuất mới mẻ là một minh chứng.
PHẢI KIÊN TRÌ MỤC TIÊU QUẢN LÝ
Khẩu hiệu quản lý kinh doanh trước sau như một có sức hấp dẫn
rất lớn đối với người chủ, bởi tâm lý con người dù ít hay nhiều
cũng có chút “hoài cổ”, nếu biết lợi dụng điều đó sẽ rất có lợi cho
công việc.
Rico là một cô gái trẻ rất có nghị lực, mấy năm trước cô ta đã
mở một quán bar rất sang trọng. Cô nói với bạn bè rằng: nhất
định sẽ biến nơi đây thành nơi hấp dẫn nhất ở Yokohama. Nhưng
thời gian qua đi, khách đến thưa dần, một số khách quen là các
văn, nghệ sĩ cũng chẳng tới nữa, nhường chỗ lại cho một số tên lưu
manh, trộm cắp. Bạn bè hỏi thăm cô xem chuyện gì đã xảy ra nhưng
Rico chỉ lắc đầu ngao ngán. Thì ra, từ lúc bắt đầu lập quán bar,
vốn của Rico đã chẳng có bao nhiêu, nhưng vì muốn thu hồi vốn
nhanh, cô đã thuê một số phần tử xã hội đen đến làm việc, do vậy,