5. Xây dựng kế hoạch đào tạo và giảng giải cho nhân viên về quan
niệm chất lượng sản phẩm, bồi dưỡng cho họ ý thức chất
lượng.
6. Khen thưởng và động viên kịp thời những người có công trong
thiết kế, cải tiến và quản lý chất lượng sản phẩm.
PHÁN ĐOÁN CHÍNH XÁC, KHÔNG
SẢN XUẤT HÀNG MỘT CÁCH MÙ
QUÁNG
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhu cầu của thị trường là
một tiền đề then chốt. Những công ty có tầm nhìn đúng đắn
luôn nhận ra tiềm năng chưa được khai thác của thị trường và có thể
khai thác thị trường của đối thủ cạnh tranh để từ đó chiếm thế chủ
động trong cạnh tranh. Nói chung, có thể phán đoán nhu cầu của thị
trường từ bốn mặt sau:
1. Thị trường tiềm ẩn (thị trường tiềm năng): chỉ khi phát hiện
được những nhu cầu đang tiềm ẩn trong thị trường thì công ty
và nhà kinh doanh mới có thể phát triển kinh doanh và giành
được lợi nhuận.
2. Thị trường có đủ mức kinh doanh: không có đủ mức kinh doanh
có nghĩa là không có sức mua và như vậy không thể hình thành
thị trường hiện thực.
3. Thị trường mà đối thủ cạnh tranh không hoàn toàn khống chế
được: cần lựa chọn thị trường mục tiêu của mình, đó là thị trường
mà đối thủ cạnh tranh không hoàn toàn khống chế. Đương
nhiên, nếu xác định mình có thực lực thì có thể thâm nhập vào cả