100 NHÀ QUÂN SỰ CÓ ẢNH HƯỞNG NHẤT ĐẾN LỊCH SỬ THẾ GIỚI - Trang 40

Ông là thừa tướng nước Thục thời Tam Quốc, nhà quân sự, nhà mưu lược

và chính trị gia kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc. Ông được tôn vinh là
"Thiên hạ kỳ tài", đạo hiệu là "Ngọa Long". Danh nhân thế giới cùng thời
với ông có: Hoàng đế La Mã Antoninus và thiên hoàng Nhật Bản Saika.

Thời thơ ấu do bố mẹ mất sớm nên Gia Cát Lượng được người chú nuôi

dưỡng. Sau đó, ông cùng chú ruột đến Kinh Châu theo Lưu Bị. Năm Gia
Cát Lượng 17 tuổi thì người chú qua đời, từ đó ông định cư tại Long Trung,
huyện Đặng (nay là phía tây Tương Dương, tỉnh Hồ Bắc).

Tại Long Trung, ông đã làm công việc nhà nông, lúc nhàn rỗi thì chuyên

tâm đọc sách, ông bái danh sĩ kinh châu là Bàng Đức Công làm thầy. Ông
thường xuyên nghiên cứu học tập cùng với Từ Thứ, Thạch Quảng Nguyên,
Mạnh Quảng Uy. Thời đó Tương Dương là cửa ngõ giao thông giữa trung
du Trường Giang và Trường An, là mảnh đất có vị trí chiến lược, là nơi mà
các nước chư hầu đều muốn giành lấy. Gia Cát Lượng ẩn tích tại đây, ông
ngầm quan sát đại cục thiên hạ, chuyên tâm vào đạo dụng binh trị quốc, chờ
đợi thời cơ thi triển tài năng xuất chúng của mình.

Năm 207, để có được nhân tài Gia Cát Lượng, Lưu Bị đã đích thân hạ cố

đến mời Gia Cát Lượng, nhưng ông từ chối, Lưu Bị đã phải 3 lần đích thân
đến mời mới làm động lòng Gia Cát Lượng.

Thấy Lưu Bị cung kính và chân thành, Gia Cát Lượng đã nhận lời làm

quân sư cho Lưu Bị. Ngay sau đó, ông đã phân tích cho Lưu Bị nghe về thế
cục hiện tại và đưa ra kế sách tổng thể để đại nghiệp thống nhất. Đầu tiên là
tiêu diệt thế lực nhỏ yếu của Lưu Biểu, Lưu Chương, rồi chiếm lấy Kinh
Châu, Ích Châu để làm căn cứ địa, từ đó tạo nên thế cục 3 nước Ngụy,
Thục, Ngô. Tiếp theo là cải cách chính trị, cải thiện mối quan hệ với các
dân tộc thiểu số, ổn định nội bộ, tích trữ quân lương, bước tiếp theo nữa là
liên kết với Tôn Quyền để cô lập Tào Tháo.

Bước cuối cùng là chia quân làm hai cánh tiến đánh Tào Tháo, thực hiện

đại nghiệp thống nhất thiên hạ. Sách lược này của Gia Cát Lượng được
người hậu thế gọi là "Long Trung Đối".

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.