100 NHÀ QUÂN SỰ CÓ ẢNH HƯỞNG NHẤT ĐẾN LỊCH SỬ THẾ GIỚI - Trang 42

lược Long Trung của ông. Để báo đáp ơn tri ngộ của Lưu Bị, ông đã tuyên
đọc bản “Xuất quân biểu" làm chấn động lòng người vào năm Kiến Hưng
thứ 5, sau đó ông dẫn 10 vạn quân bắt đầu tiến đánh nước Ngụy.

Hai lần xuất quân đầu tiên bị thất bại, ông đã rút kinh nghiệm và có được

bài học quý giá, ông quyết định trước tiên cô lập Kỳ Sơn, mở rộng quân
đội, quả nhiên giành được thắng lợi lớn nhất kể từ khi tiến hành Bắc phạt.
Nhưng ông cũng thấy trước được thực lực của quân Thục không đủ mạnh
nên đã quyết định tích thêm lương thực, chờ đợi thời cơ.

Năm Kiến An thứ 12 (234), Gia Cát Lượng dẫn 10 vạn đại quân đến phía

Nam sông Vị Thủy dàn trận để chuẩn bị khai chiến với 20 vạn quân của Tư
Mã Ý. Nhưng Tư Mã Ý đã án binh bất động, đoán biết được mưu kế cố thủ,
chờ thời cơ phản kích của Tư Mã Ý, Gia Cát Lượng đã lệnh cho đại quân
trồng cấy ngay tại bờ sông Vị Thủy để chuẩn bị trường kỳ kháng chiến với
quân Ngụy. Đúng lúc này Gia Cát Lượng do lâu ngày làm việc quá sức nên
lâm bệnh nặng, ông đã mất ngay tại doanh trại.

Sau cùng do thực lực không đủ, lương thảo thiếu thốn, trung giám quân

Khương Duy và trường sử Dương Nghi theo lời dặn của Gia Cát lượng
trước lúc lâm chung nên đã không cho phát tang mà lặng lẽ rút quân về
nước. Tư Mã Ý biết tin nhưng lại không dám truy kích vì sợ trúng kế của
Gia Cát Lượng, Người đời sau do vậy thường truyền tụng: "Gia Cát Lượng
chết mà vẫn còn dọa được Trọng Đạt (tên hiệu của Tư Mã Ý) sống".

Gia Cát Lượng là một nhân vật kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc, ai ai

cũng biết, nhà nhà truyền tụng, ông là người biết người biết ta, mưu kế như
thần, được xem là hóa thân của trí tuệ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.