dốc hết tiền bạc để cứu trợ dân nghèo, từ đó chiêu mộ được vô số quân sĩ,
binh lực mỗi ngày một mạnh, chẳng mấy chốc quân số đã lên đến 13 vạn.
Sau khi đánh chiếm xong Trường An nhưng còn chưa kịp ổn định thì Lý
Uyên bị 10 vạn quân của Tiết Cử phía Tây Bắc tiến đánh, tình thế vô cùng
nguy hiểm, Lý Thế Dân đã đích thân dẫn 10 vạn đại quân đi nghênh chiến
và đã quét sạch thế lực tàn dư của vương triều nhà Tùy. Trong lúc binh biến
tại Dương Châu, Tùy Dạng Đế đã bị ép buộc thắt cổ tự vẫn, Lý Uyên lên
ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu là Vũ Đức, lập ra vương triều nhà Đường của
họ Lý.
Lý Uyên sau khi lên ngôi hoàng đế, thiên hạ vẫn không được thái bình,
kẻ thù số một mà chính quyền nhà Đường phải đối mặt là Tiết Cử. Năm 618
Tiết Cử xâm chiếm Kinh Châu, Lý Thế Dân dẫn quân đến đánh nhưng thất
bại đành phải quay trở về.
Lần thứ hai Lý Thế Dân lại dẫn quân đến đánh, nhưng lần này ông đã
thực hiện kế sách thành cao hào sâu cố thủ, không ra đánh mà chờ đợi thời
cơ phản kích vì ông biết rằng sau khi Tiết Cử qua đời, con trai là Tiết Nhân
Quý lên nắm quyền, tính tình Tiết Nhân Quý hiếu thắng ngạo mạn nên
không coi quân nhà Đường ra gì, hơn nữa quân Tiết Nhân Quý đang trong
lúc binh hùng tướng mạnh, nhuệ khí bừng bừng, lại từ nơi xa đến nên rất
muốn đánh nhanh, thắng nhanh.
Trong hơn 60 ngày cố thủ, quân địch đã giảm nhuệ khí, đợi đến khi quân
địch chuẩn bị rút lui thì Lý Thế Dân hạ lệnh cho tướng quân Bàng Ngọc
dẫn quân ra nghênh chiến dụ địch, còn mình thì đích thân dẫn một đội kị
binh tinh nhuệ đột nhập vào giữa trận của quân địch, cùng lúc đó, các tướng
quân nhà Đường cũng lần lượt kéo đến, tạo thành vòng vây nội công ngoại
kích khiến cho Tiết Nhân Quý bại trận, buộc phải xin hàng. Đúng vào lúc
này thì thế cục phương Bắc trở nên hết sức căng thẳng, Lưu Vũ Chu sau khi
khởi binh chiếm cứ Mã Ấp, lại được sự dốc sức ủng hộ của Đột Quyết nên
đã xưng đế. Đường Cao Tổ Lý Uyên thấy tình hình cam go như vậy đã chủ